Chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt hơn 55 tỷ đồng của "nữ quái" 8X

Bằng chiêu lừa vay tiền để đáo hạn ngân hàng, Nguyễn Thị Lan Hương đã bị cáo buộc tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 12 bị hại với số tiền hơn 55,4 tỷ đồng.

Chiêu lấy lòng tin

Nhiều năm qua, vụ việc Nguyễn Thị Lan Hương (SN 1985, trú phường 1, TP.Đông Hà, Quảng Trị) vay tiền rồi báo vỡ nợ hàng chục tỷ đồng vẫn được lan truyền trong dư luận tỉnh Quảng Trị. Nhiều người thắc mắc bằng cách nào Hương có thể lừa vay với số tiền lớn như vậy. Qua tìm hiểu, PV Dân Việt đã thu thập được những thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị.

Đối tượng lừa đảo Nguyễn Thị Lan Hương. Ảnh: Ngọc Vũ

Đối tượng lừa đảo Nguyễn Thị Lan Hương. Ảnh: Ngọc Vũ

Theo đó, ngày 30/11/2018, Viện KSND tỉnh Quảng Trị đã lập cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Lan Hương về hành vi Chiếm đoạt tài sản theo điểm a, khoản 4, Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo đó, trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định, từ năm 2011 - 2014, Nguyễn Thị Lan Hương mở shop bán quần áo. Trong thời gian này, vì thiếu vốn, Hương đã vay tiền của một số người để kinh doanh với hình thức “vay trả góp”, mỗi lần vay từ 10-20 triệu đồng, với lãi suất 0,6%/tháng.

Đến tháng 5/2014, việc kinh doanh bị thua lỗ và do Hương có thai nên nghỉ kinh doanh shop áo quần, nhưng vẫn còn nợ tiền vay trả góp 384 triệu đồng, trong đó tiền gốc là 320 triệu đồng và tiền lãi là 64 triệu đồng.

Từ thời điểm này trở đi, Hương ở nhà dưỡng thai, không có việc làm, mọi sinh hoạt trong cuộc sống gia đình đều phụ thuộc vào tiền lương 4 triệu đồng/tháng của chồng, nên bản thân không có nguồn thu nhập chính đáng nào để trả khoản nợ nêu trên.

Tuy nhiên, nhằm che dấu việc mất khả năng về tài chính và để có tiền trả nợ, Hương bắt đầu lừa dối người khác để vay tiền bằng 2 hình thức vay trả góp và vay tính lãi từng ngày (gọi là tiền đứng hoặc vay nóng).

Cụ thể, qua tìm hiểu, Hương biết được những người làm đáo hạn ngân hàng thường rất dễ vay được tiền theo hình thức vay tính lãi từng ngày với số lượng lớn. Do đó, Hương đã đưa ra thông tin gian dối như hiện tại đang làm đáo hạn ngân hàng, cần vay tiền để làm các gói đáo hạn lớn, chấp nhận mức lãi suất cao hơn lãi suất của hình thức “vay trả góp” và cam kết sẽ trả tiền gốc và tiền lãi đúng hạn. Đồng thời, Hương trực tiếp hoặc thông qua các mối quan hệ khác để tiếp cận làm quen với những người thường cho vay tiền.

Bằng hình thức trên, từ tháng 4/2015 đến cuối năm 2015 Hương đã lừa nhiều người ở TP.Đông Hà (Quảng Trị) và tỉnh Quảng Bình cho vay tiền, trong đó có những người có quan hệ họ hàng với Hương như cô, chú ruột, em con dì ruột.

Nhưng do thời điểm này, mỗi khoản vay chỉ với số lượng vài trăm triệu đồng, mức lãi suất thấp, nên khi đến hạn thanh toán, Hương đã sử dụng tiền của các khoản vay sau để trả đủ gốc và lãi cho khoản vay trước. Nhờ vậy mà Hương đã tạo được lòng tin cao đối với người cho vay. Những người cho Hương vay tiền tin tưởng Hương là người làm đáo hạn ngân hàng có uy tín và hiệu quả, nên khi trả xong khoản vay trước, lại tiếp tục cho vay khoản sau với số tiền lớn hơn.

Vỡ nợ, tự tử không thành

Tuy nhiên, từ tháng 7/2016 trở đi, số người cho Hương vay với số lượng lớn giảm dần, nên Hương mất khả năng thanh toán. Đến cuối tháng 8/2016, những người cho vay thấy Hương liên tục đưa ra lý do để kéo dài thời gian trả gốc và lãi nên nảy sinh nghi ngờ và tập trung đòi nợ. Đến khi không còn cách nào nguỵ tạo lý do, ngày 24/9/2016 Hương đã uống thuốc tự tử để trốn nợ, nhưng được bệnh viện cứu sống.

Ngày 20/10/2016, không còn đường trốn nợ nên Hương đã đến cơ quan công an trình diện.

Một số bị hại trong vụ án. Ảnh: Ngọc Vũ

Một số bị hại trong vụ án. Ảnh: Ngọc Vũ

Với phương thức thủ đoạn tinh vi, Hương đã chiếm đoạt tài sản của nhiều người như chị Văn Thị Kim Nhung (trú phường 2, TX.Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) hơn 12,5 tỷ đồng, chị Lê Thị Hồng Ân (trú phường Đông Lương, TP.Đông Hà) gần 19 tỷ đồng, Nguyễn Thị Bích Trâm (phường 1, Đông Hà) hơn 17 tỷ đồng… Có những người như anh Phan Văn Thắng (trú thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị; là em con dì ruột của Hương) cũng bị Hương chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cơ quan chức năng xác định, tính đến tháng 8/2016, Hương đã lừa được 12 người cho vay với số tiền hơn 55,4 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được Hương dùng để trả nợ vay cho những người khác. Ngoài ra, Hương còn sử dụng hơn 952 triệu đồng từ nguồn tiền vay của các bị hại để trả nợ sau khi nghỉ kinh doanh quần áo do bị thua lỗ và trang trải chi phí cho gia đình, cá nhân.

Quá trình điều tra, Hương khai đã phải trả lãi suất cho các bị hại với nhiều mức lãi khác nhau, từ 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày đến 35.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, tất cả các bị hại đều trình bày chỉ cho vay mức lãi 2.000 đồng đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, không vượt quá 20%/năm (mức trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước); các giấy tờ liên quan đến vay mượn tiền của Hương không thể hiện mức lãi, nên không thể chứng minh lời Hương nói.

Chiêu lừa hàng trăm tỷ của ”đại gia” chuỗi nhà hàng, karaoke tại Hà Nội

Sau khi huy động tiền góp vốn của nhà đầu tư với lãi suất cực cao, Trịnh Anh Minh dùng tiền của nhà đầu tư để "trang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Vũ ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN