Cái chết của những người đàn bà bất hạnh (Kỳ cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Leonard Christopher bị kết án chung thân cho hành vi giết người hàng loạt. Người ta coi đó là một "sai sót" của cảnh sát ở Frankford.

Nghi phạm Leonard Christopher bị bắt và chờ ngày đưa ra xét xử. Người ta tin rằng hắn chính là hung thủ gây nên các vụ giết người hàng loạt. Nhưng không lâu sau đó, khi Leonard đang bị tạm giam, một nạn nhân nữa được phát hiện.

Nữ nạn nhân tên là Michelle Dehner, 30 tuổi. Cô sống trên tầng 4 của một khu nhà cho thuê trên đường Arrott, khá gần Frankford.

Cảnh sát có mặt tại hiện trường vào buổi chiều ngày thứ 7.

Cô gái nằm chết trên sàn nhà. Khám nghiệm tử thi cho biết nạn nhân bị đâm tới 23 nhát dao ở ngực và bụng. Tại hiện trường, cảnh sát không tìm thấy hung khí. Rõ ràng Michelle cũng là nạn nhân của kể giết người hàng loạt ở Frankford.

Người trong khu nhà cho biết Michelle có chút vấn đề về tâm lý và bệnh hoang tưởng. Cô thường xuất hiện trong với bộ dạng luộm thuộm. Giống như những nạn nhân khác, Michelle thường lui tới những quán bar về đêm. 

Một ngày trước khi người ta phát hiện ra Michelle bị giết tại nhà, có người nhìn thấy cô rời quán bar với một người đàn ông da trắng. Hôm đó là ngày mùng 6/9, đó cũng là ngày cô bị giết.

Người dân trong khu phố còn cho biết, hay có những người đàn ông lạ lui tới nhà Michelle.

Dan cư Frankford bắt đầu đồn nhau rằng cảnh sát đã bắt nhầm người. Leonard không giống như miêu tả của một số nhân chứng về người đàn ông da trắng hay đi cùng các nạn nhân trước khi họ bị giết.

Nếu như cảnh sát bắt nhầm người, có nghĩa hung thủ thực sự sẽ còn tiếp tục ra tay, mối nguy hiểm vẫn còn rình rập quanh Frankford.

Ngày 27/10, rất nhiều người diễu hành trên đường phố Frankford để tưởng niệm 9 nạn nhân xấu số. Người dân đang gây áp lực cho cảnh sát.

Các thám tử được bố trí bí mật trên các con phố đã từng xảy ra án mạng, những quán bar các nạn nhân hay lui tới và quan sát những người phụ nữ một mình rời khỏi đó. Những nhà điều tra hàng đầu, những chuyên gia nghiên cứu các đầu mối vụ án đều được mời tham gia vụ án nhưng vẫn ko tìm ra manh mối nào.

Thời gian đó, nhiều người yêu cầu các nhà chức trách phóng thích Leonard Christopher. 

Cái chết của những người đàn bà bất hạnh (Kỳ cuối) - 1

Huntingdon, nới Leonard Christopher bị giam giữ

Ngày 29/11/1990, ngay sau lễ Tạ ơn, tại tòa án Common Pelas, phiên tòa xét xử Leonard chính thức được mở. Leonard xuất hiện tại tòa trong bộ quần áo màu xám. Trông hắn không giống như một kẻ chuyên hãm hiếp phụ nữ và giết người dã man.

Luật sư bào chữa cho Leonard, Jack McMahon, cho biết Leonarl là một người hòa nhã, được nhiều người yêu quý, không có tiền án tiền sự hay bất cứ động cơ nào để gây án. Phía các công tố viên lại hoàn toàn bác bỏ điều đó, họ dựa vào lời khai của các nhân chứng nhiều hơn. Tại phiên tòa hôm đó, một cuộc tranh luận lớn diễn ra.

Khi bị cảnh sát bắt giữ, Leonard không hề có thương tích trên người, cũng không có bằng chứng vật lý nào liên quan đến hiện trường vụ án. Trên quần Leonard, cảnh sát phát hiện một vết máu đã khô. Thời gian này, công nghệ phân tích DNA chưa phát triển để có thể khẳng định được vết máu đó của ai. Không có lý do nào để coi Leonard như một kẻ giết người.

Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Rất nhiều lời khai của nhân chứng tại thời điểm đó chống lại Leonard.

Ngày 12/12, sau hơn 4h bàn bạc để đưa ra kết luận cuối cùng, đoàn bồi thẩm đã tuyên án chung thân đối với Leonard cho hành vi giết người hàng loạt.

Antonia Mendoza, một tác giả nổi tiếng chuyên viết về những vụ án giết ngươi ở Frankford đã không nhắc đến Leonard Christopher như hung thủ thực sự trong cuốn sách của mình. Ông coi việc kết án Leonard là một “sai sót” của cảnh sát.

7 vụ giết người không có bằng chứng cụ thể, 1 vụ diễn ra trong thời gian Leonard đang bị tạm giam chờ ngày đưa ra xét xử. Rõ ràng Leonard không phải là hung thủ hoặc có ít nhất hai kẻ giết người trong hàng loạt các vụ án xảy ra  trong những năm 90 ở Frankford. Sự việc dần bị lẵng quên.

Ngày nay, Frankfork đã đổi khác, mọi thứ luôn thay đổi. Mọi người đã quên đi một Frankford với những khu ổ chuột, nghiện ngập, gái mại dâm, những quán bar sôi động về đêm, nhưng vụ giết người hàng loạt. 

Năm 2000, Frankford được bình chọn là một trong những nơi an toàn nhất của Philadenphia.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MT (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Cái chết của những người đàn bà bất hạnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN