Bí mật của “yêu râu xanh” đội lốt người đàn ông mẫu mực: Gót chân A-sin

Với sự vào cuộc của lực lượng FBI, sự thật về những lời khai của nghi phạm dần hé lộ.

Năm 1982, vụ cưỡng hiếp, sát hại cô gái 23 tuổi Robin Lynn Bishop đã trở thành một trong những tội ác khủng khiếp nhất lịch sử California (Mỹ). Khi nghi phạm được xác định, ai nấy đều cảm thấy bất ngờ bởi đó là một người đàn ông được rất nhiều người kính trọng và còn bất ngờ hơn nữa trước những bí mật mà anh ta đã giấu kín trong suốt nhiều năm.

Người đàn ông dối trá

Vào tháng 5/1983, FBI mở cuộc điều tra chính thức liên quan tới cái chết của cô gái 23 tuổi Robin Bishop. Họ biết rằng sẽ gặp khó khăn bởi trong tay vẫn chỉ có những bằng chứng đã được sử dụng để chống lại nghi phạm George Gwaltney trong hai phiên tòa đầu tiên – những bằng chứng không thuyết phục bồi thẩm đoàn. Nhưng họ tin rằng có điều gì đó đã bị bỏ qua. Ở đâu đó trong hồ sơ vụ án, sẽ có bằng chứng cần thiết để làm rõ tội ác.

Những món đồ lấy được từ cốp xe tuần tra của George Gwaltney

Những món đồ lấy được từ cốp xe tuần tra của George Gwaltney

Xem xét kỹ những bằng chứng đã thu thập, FBI chú ý tới một trong những bức ảnh chụp cốp xe tuần tra của George vào đêm Robin bị sát hại

Họ phát hiện trong số những thứ nằm trong cốp xe có một hộp đạn nhỏ. Các thám tử phóng to bức ảnh và thấy rõ đó là hộp đạn .357 Magnum - cùng loại với viên đạn đã giết chết Robin Bishop.

Đây là một phát hiện rất quan trọng. Trước đó, George đã khẳng định rằng anh ta không mang theo loại đạn này khi đi tuần tra vào đêm án mạng. Bằng chứng này cho thấy George đã nói dối.

Các giám định viên sau đó đã kiểm tra các viên đạn. Mặc dù khẩu súng của George đã bị phá hủy nhưng cảnh sát vẫn có khả năng tìm được manh mối bởi mỗi lô đạn sẽ có đặc tính riêng trong thành phần hóa học của chì.

“Tỷ lệ phần trăm của hàm lượng chì không bao giờ là 100%. Thường thì nhà sản xuất sẽ cho các thành phần khác vào hỗn hợp, khiến mỗi lô đạn lại có một đặc tính hóa học riêng”, chuyên gia cho biết.

Kết quả kiểm tra cho thấy thành phần hóa học của chì trong viên đạn giết chết Robin trùng khớp với 27 viên đạn tìm thấy trong nhà George. Như vậy, chúng đến cùng một lô và cùng một nhà sản xuất.

Kiểm tra chiếc cờ lê lấy từ nhà của George, giám định viên của FBI thấy có một trong những chiếc răng trên cờ lê đã bị gãy. Lỗ hổng nhỏ này đã khiến cờ lê để lại các dấu hiệu đặc biệt trên các vật dụng mà nó được sử dụng.

So sánh chiếc cờ lê bị hư hỏng với các dấu công cụ để lại trên phần khung súng phị phá hủy của George, giám định viên nhận thấy kết quả phù hợp. Chiếc cờ lê đó rất có thể đã được dùng để phá khẩu súng.

Tuyên bố trước đó của George rằng súng của anh ta bị đánh cắp giờ đây đã bị vô hiệu. Không cách nào giải thích được tại sao khẩu súng, thứ mà George khẳng định bị mất lại ở trong xe tải của anh ta và lại bị phá hủy bằng các công cụ mà chính anh ta sở hữu.

Phát hiện quan trọng

Điều tra các cửa hàng súng, FBI còn phát hiện một ngày sau vụ giết người, cũng là ngày các sĩ quan được yêu cầu giao nộp vũ khí, George đã đến một cửa hàng súng để tìm nòng thay thế, nhưng lúc đó trong kho hết hàng nên chủ tiệm phải gọi điện đặt nơi khác.

Tiếp theo, các điều tra viên chuyển sang xây dựng mốc thời gian chính xác của vụ giết người. Trong hai phiên tòa đầu tiên, cơ quan công tố đã gặp khó khăn trong việc này.

Bên công tố cho rằng George Gwaltney đã đưa cậu bé hàng xóm Preston Olsen về tới nhà vào khoảng 20h40, ép Robin Bishop ra khỏi xe vào khoảng 21h và giết cô vào khoảng 21h24 tối sau khi cưỡng hiếp cô. Với dòng thời gian này, George không thể nào thực hiện mọi việc trong 20 phút.

Nhưng FBI sau đó đã phát hiện ra rằng bên công tố đã sai . Hỏi kỹ lại mẹ của Preston Olsen và xem xét các sự kiện đêm đó từng phút một, họ biết rằng George đã thả cậu bé xuống trước cửa nhà vào lúc 20h10, sớm hơn nửa tiếng so với thời gian mà anh ta khai.

Đây là một khám phá rất quan trọng. Dòng thời gian mới giờ đây cho thấy George hoàn toàn đủ thời gian khi có tới gần một giờ để buộc Robin Bishop xuống xe, còng tay cô, cưỡng hiếp và giết cô.

Nhưng bằng chứng pháp y lớn nhất lại đến từ chính George. Đó là mẫu tinh dịch thu được trong ô tô của anh ta và trên quần jean của Robin. Dù lúc đó công nghệ ADN chưa phát triển nhưng cơ quan điều tra vẫn có cách xác định.

(Còn nữa)

--------------------------

Mời độc giả đón đọc kỳ tiếp theo của tuyến bài Bí mật của “yêu râu xanh” đội lốt người đàn ông mẫu mực vào lúc 4h00 ngày 10/8 trên mục Pháp luật.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí mật của “yêu râu xanh” đội lốt người đàn ông mẫu mực: Những phiên tòa gây tranh cãi

Bất chấp nhiều bằng chứng chống lại mình, người đàn ông này vẫn không bị kết tội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đàm Anh (Theo Suzukisthoughts) ([Tên nguồn])
Bí mật của “yêu râu xanh” đội lốt người đàn ông mẫu mực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN