Bà nội đầu độc cháu ở Thái Bình: Tiêm thuốc chuột để "giải thoát" cho cháu

Sự kiện: Tin pháp luật

Bà Lệ khai nhận, do không cầm được nước mắt chứng kiến cháu nội mới sinh ra đã phải chịu cảnh đau đớn do mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nên đầu độc với hy vọng giải thoát cho cháu.

Muốn giải thoát cho cháu

Liên quan đến vụ việc bà nội tiêm thuốc chuột vào sữa để đầu độc cháu bị bại não, ngày 4/8, Công an tỉnh Thái Bình đã có thông tin chính thức.

Tiếp nhận thông tin từ Công an Hà Nội, chiều 4/8, Công an TP.Thái Bình triệu tập bà Chử Thị Mỹ Lệ để lấy lời khai về việc bà nội đầu độc cháu bằng sữa pha thuốc chuột. Bà Lệ khai nhận, do không cầm được nước mắt khi chứng kiến cháu nội mới sinh ra đã phải chịu cảnh đau đớn do mắc phải căn bệnh hiểm nghèo (bại não và hở hàm ếch) nên ngày 13/7, đã hai lần bơm thuốc diệt chuột vào sữa cho cháu uống với hy vọng giải thoát cho cháu.

Bà nội khai động cơ tiêm thuốc chuột là giải thoát cho cháu bé.

Bà nội khai động cơ tiêm thuốc chuột là giải thoát cho cháu bé.

Công an TP.Thái Bình đã tống đạt quyết định bắt khẩn cấp bà Lệ để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, theo kết quả điều tra, ngày 13/7, bé trai chưa tròn 1 tuổi là cháu nội của bà Lệ (51 tuổi, trú tại xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, hiện là Phó trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được đưa vào Bệnh viện Nhi Thái Bình cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Sau 2 ngày điều trị, cháu bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ làm các mẫu xét nghiệm, phát hiện bệnh nhi bị đầu độc bằng thuốc diệt chuột nên đã báo cho công an quận Đống Đa, Hà Nội. 

Bà nội đối diện mức án 20 năm tù

Liên quan vụ việc, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) nhận định qua những thông tin ban đầu, thấy đây là bi kịch trong gia đình.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm đánh giá vụ bà nội đầu độc cháu ở Thái Bình là bi kịch gia đình

Luật sư Nguyễn Anh Thơm đánh giá vụ bà nội đầu độc cháu ở Thái Bình là bi kịch gia đình

Theo Luật sư Thơm, dưới góc độ pháp luật, trẻ em là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em, đặc biệt là quyền được sống đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Cháu bé sinh ra đã bị thiệt thòi khi không hoàn thiện về thể chất và tinh thần. 

Đáng lẽ, với lương tâm trách nhiệm của người bác sỹ là cứu người và là bà nội của cháu bé thì nghi phạm phải hết sức thương yêu, chăm sóc và chữa trị cho cháu nội, nhưng đáng tiếc, nghi phạm lại đang tâm sát hại cháu để cho rằng cứu giúp gia đình thoát khỏi gánh nặng phải chăm sóc trẻ không hoàn thiện về thể chất và tinh thần, giải thoát cho cuộc đời cháu.

Kết quả giám định chất độc thuốc diệt chuột trong cơ thể cháu bé nếu có khả năng nguy hiểm đến tính mạng thì nghi phạm sẽ phải đối mặt với tội danh Giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp cháu bé không bị tử vong do được cấp cứu kịp thời thì nghi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành (hoàn thành về hành vi nhưng chưa đạt về hậu quả) với khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ bác sĩ nghi đầu độc cháu nội ở Thái Bình đối diện mức án nào?

Theo luật sư Bình, ở vụ việc này nạn nhân là trẻ em nên nghi phạm sẽ phải đối diện với mức phạt tăng nặng tại Điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nguyễn ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN