Muốn loại bỏ độc tố trong măng khô, nhất định phải làm các bước này

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Việc chế biến măng khô không đúng cách có thể gây tình trạng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa... thậm chí là hôn mê.

Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt hầu như không bao giờ thiếu bát canh măng khô. Tuy nhiên, nhiều người lo sợ vì trong quá trình chế biến, người bán hàng thường xông khí lưu huỳnh (SO2) để bảo quản. Đây là chất khử rất mạnh tiêu diệt nấm mốc, nấm men, vi sinh vật trong măng làm măng trắng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực tế, lưu huỳnh trước đây được dùng để bảo quản thuốc bắc rất nhiều nhưng với tỷ lệ thấp. Nhưng hiện nay tại các cơ sở sản xuất lạm dụng lưu huỳnh trong xông, sấy khô măng rất nhiều, nồng độ lưu huỳnh cao ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo khuyến cáo của WHO là hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài mà không biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi. Đồng thời ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch... Nếu cấp tính thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực... Sử dụng lưu huỳnh với số lượng lớn, ở nồng độ cao sẽ phản ứng với hơi ẩm tạo ra axit sunfurơ có thể gây tổn thương cho phổi, mắt thậm chí còn gây nhiễm độc máu, suy thận…

Cách loại bỏ độc tố trong măng khô

Nên tận dụng nước vo gạo ngâm măng để măng sạch và trắng hơn. Ảnh minh họa

Nên tận dụng nước vo gạo ngâm măng để măng sạch và trắng hơn. Ảnh minh họa

- Trước khi sử dụng, măng khô cần rửa sạch sau đó đổ ngập nước ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo, ngâm qua đêm (2- 3 đêm, thay nước hàng ngày) cho măng nở và trắng.

- Khi luộc măng cho nước ngập, luộc vài lần cho đến khi nước luộc măng trắng thì dừng, vớt ra rửa bằng nước lạnh cho sạch. Mỗi lần luộc 30 phút. Trong quá trình luộc mở nắp nồi để độc tố bay hơi.

- Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc.

- Măng không sử dụng hết, đậy kín để tủ lạnh ngăn mát trong 1 tuần hoặc 1 tháng đối với ngăn đá.

Lưu ý, măng ngon là măng có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được, thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.

Những người nên hạn chế dùng măng khô

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người đau dạ dày

Măng có chứa một hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230 mg trong một kg măng củ) là chất độc hại cho dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống để không khiến bệnh tái phát sau khi đã chữa trị, vì thế măng khô chính là món ăn cần tránh xa.

Người mới ốm dậy

Người mới ốm dậy, sức đề kháng vẫn còn yếu nên khả năng chống độc vẫn chưa tốt. Do đó người mới khỏi bệnh không nên ăn măng vì măng chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không mấy gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể không được khỏe, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Người bị bệnh gút

Những người bị bệnh gút luôn phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách chọn măng khô không chứa lưu huỳnh ”chuẩn không cần chỉnh” cho ngày Tết

Rất nhiều người không biết làm thế nào để nhận biết được sản phẩm măng truyền thống không chứa lưu huỳnh hoặc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN