Ăn cua ghẹ phải cực lưu ý những điều này kẻo rước họa vào thân

Sự kiện: Sống khỏe

Mặc dù cua ghẹ có nhiều công dụng sức khỏe song vẫn có một vài lưu ý khi thưởng thức món ăn này.

Những phần không ăn được của cua, ghẹ

Mang: Mang là cơ quan hô hấp của cần được vứt bỏ đầu tiên ngay sau khi mở mai.

Tim: Sau khi mở mai cua ghẹ, bạn sẽ thấy một bộ phận hình lục giác ở giữa thân cua, đây chính là tim cua.

Bao tử: Ẩn trong mình cua ghẹ là một bộ phân hình tam giác có màu vàng, bộ phận này chứa nhiều vi khuẩn và chất độc hại cần tránh xa.

Ruột: Sau khi mở mai, bạn sẽ thấy có một đường đen rất rõ trên thân cua ghẹ đó là phần ruột kéo dài chứa đầy chất thải không thể ăn được.

Ăn cua ghẹ phải cực lưu ý những điều này kẻo rước họa vào thân - 1

Những loại cua ghẹ không nên ăn

Không ăn cua ghẹ chết

Sau khi cua ghẹ chết, vi khuẩn kí sinh trong cơ thể chúng sẽ sinh sôi và lây lan vào phần thịt khiến protein bị phân hủy tạo ra histamine. Càng để lâu, lượng histamine tích tụ trong cơ thể chúng càng nhiều và độc. Ngay cả khi cua ghẹ chết đã được nấu chín kỹ thì chất độc cũng không dễ bị loại bỏ, khiến người ăn bị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và xuất hiện nhiều triệu chứng khác.

Không ăn cua ghẹ sống

Cua ghẹ sống có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh không thể tiêu diệt được dù ngâm chúng vào rượu gạo hay rượu trắng. Việc ăn cua ghẹ sống còn khiến người ăn dễ mắc bệnh ký sinh trùng.

Ăn cua ghẹ phải cực lưu ý những điều này kẻo rước họa vào thân - 2

Những thực phẩm không nên ăn cùng cua ghẹ

Hồng: Thịt cua rất giàu protein, trong quả hồng lại chứa nhiều axit tannic và hai chất này khi phản ứng với nhau sẽ khiến protein đông lại thành cục, dạ dày khó tiêu hóa. Vì vậy, một số người khi ăn kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…

Nước chè đặc: Không uống chè khi ăn cua và trong vòng 1 giờ sau khi ăn cua bởi trong nước chè cũng chứa axit tannic dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Đồ lạnh: Khi ăn cua ghẹ không nên ăn cùng với đồ lạnh bởi bản thân cua ghẹ đã có tính hàn, ăn thêm đồ lạnh sẽ bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.

Cua ghẹ có tính lạnh, vì vậy chúng ta không nên ăn quá nhiều. Người bị tỳ vị hư hàn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn, tránh bị đay bụng hay tiêu chảy. Vì loại thực phẩm này có tính lạnh nên khi chế biến bạn cũng có thể thêm rau húng, gừng hoặc những gia vị có vị cay, ấm để giảm tác dụng lạnh từ cua.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách hấp ghẹ không dùng nước, không bị rụng chân, hương vị rất tươi ngon

Đừng chỉ dùng nước để hấp ghẹ, hãy học mẹo này từ những người ngư dân xưa, dinh dưỡng sẽ không bị mất đi, ghẹ rất tươi ngon.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Agri) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN