6 cách ăn uống này là “thủ phạm” gây ung thư hàng đầu, nhiều người khó thay đổi

Sự kiện: Sống khỏe

Tỷ lệ mắc ung thư ngày càng tăng trong xã hội hiện nay, điều đó có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống hằng ngày.

Tạp chí y khoa Nature Communications trước đây đã công bố một nghiên cứu gây chấn động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn có mối quan hệ tới nhiều căn bệnh và nguy cơ tử vong của 11 khối u ác tính nguyên phát.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới và Đại học Hoàng gia Luân Đôn (Anh) đã cùng nhau tiến hành phân tích, tổng hợp nghiên cứu và phát hiện thêm rằng, 20-25% các ca ung thư trên toàn cầu có liên quan đến chế độ ăn uống. Đặc biệt, 6 chế độ ăn uống dưới đây có thể là “thủ phạm”:

6 chế độ ăn uống làm tăng tỷ lệ mắc ung thư

1. Thực phẩm nhiều calo, giàu chất béo

Tiêu thụ thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư ruột kết, vú và tuyến tiền liệt.

6 cách ăn uống này là “thủ phạm” gây ung thư hàng đầu, nhiều người khó thay đổi - 1

2. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) và thịt chế biến (xúc xích, thịt nguội) được cho là có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư dạ dày và nhiều bệnh khác.

3. Ăn không đủ rau và trái cây

Rau và trái cây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nếu ăn không đủ loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến miệng, thực quản, dạ dày, ruột kết và phổi.

4. Thiếu chất xơ

Chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột kết và các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác.

6 cách ăn uống này là “thủ phạm” gây ung thư hàng đầu, nhiều người khó thay đổi - 2

5. Thực phẩm tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối, chất phụ gia và ngũ cốc tinh chế (như gạo trắng, bánh mì trắng) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở dạ dày, vú và gan.

6. Uống bia rượu quá nhiều

Uống quá nhiều bia rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư miệng, cổ họng, thực quản, gan, ruột kết và vú.

Chế độ ăn uống nào giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất?

Hằng năm, công ty U.S. News and World Report mời các chuyên gia về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, béo phì, ăn kiêng, bệnh tiểu đường và tim mạch thành lập một nhóm để đánh giá 40 chế độ ăn kiêng trong ngắn hạn và dài hạn. Chế độ ăn kiêng tốt nhất của năm sẽ được chọn lọc ra từ 7 khía cạnh như hiệu quả giảm cân, có dễ thực hiện hằng ngày hay không, phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, sức khỏe tim mạch, an toàn và dinh dưỡng.

6 cách ăn uống này là “thủ phạm” gây ung thư hàng đầu, nhiều người khó thay đổi - 3

Chế độ ăn Địa Trung Hải nhờ nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng gồm trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, các loại đậu, dầu ô liu và cá, đã giành “ngôi vương” trong 5 năm liên tiếp.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn uống này rất thân thiện với bệnh nhân tiểu đường, đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong do ung thư. Chế độ ăn uống này cụ thể dưới đây:

1. Đa dạng các loại dầu ăn

Bổ sung các loại dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu hạt nho… vào danh sách các loại dầu ăn thường dùng và thay thế chúng định kỳ. Điều này cho phép cơ thể hấp thụ các thành phần có lợi, chẳng hạn như axit béo không bão hòa đơn từ các loại dầu ăn khác nhau.

6 cách ăn uống này là “thủ phạm” gây ung thư hàng đầu, nhiều người khó thay đổi - 4

2. Ăn nhiều rau và trái cây

Mỗi ngày ăn 300-500 gam rau và 200-300 gam trái cây.

3. Ăn ít ngũ cốc tinh chế, ăn nhiều ngũ cốc thô

Chế độ ăn Địa Trung Hải có xu hướng tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch, gạo lứt và ngô, cùng nhiều loại đậu như đậu xanh, đậu lăng và đậu đen. Những thực phẩm này rất giàu protein, chất xơ và carbohydrate phức hợp để cung cấp năng lượng cả ngày dài cho cơ thể.

Hiện nay, phần lớn mọi người đều ăn cơm trắng, gạo là lương thực chính. Bạn có thể giả bớt gạo trắng hoặc trộn thêm một số loại ngũ cốc, hạt vào để giúp kiểm soát cân nặng và ổn định lượng đường trong máu.

4. Hạn chế đường, bổ sung thêm sữa

Việc hạn chế đường trong các loại đồ uống rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, bữa ăn nếu có thêm các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua, lượng ăn khoảng 300g/ngày sẽ rất tốt cho cơ thể.

6 cách ăn uống này là “thủ phạm” gây ung thư hàng đầu, nhiều người khó thay đổi - 5

5. Ăn ít thịt đỏ, ăn nhiều hải sản

Khu vực Địa Trung Hải được biết đến với nguồn tài nguyên biển phong phú, vì vậy cá và hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn Địa Trung Hải. 

Hải sản rất giàu protein, axit béo không no và nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, đồng thời rất tốt cho việc phòng ngừa bệnh mỡ máu.

Thịt đỏ rất giàu axit béo bão hòa, không có lợi cho sức khỏe tim mạch, tốt nhất nên giảm bớt trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Món ăn khó ngửi của người Nhật nhưng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là “chuyện ấy”

Natto là một món ăn truyền thống của người Nhật, nổi tiếng với mùi hôi đặc trưng nhưng nó lại rất tốt cho sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo 163) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN