Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Nhiếp ảnh gia và nhà làm phim Arkadiusz Podniesinski đã đến thăm khu vực từng là nhà của hàng ngàn hộ gia đình quanh nhà máy điện Fukushima và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 1

Một nhiếp ảnh gia đã công bố những bức ảnh về khu vực bên trong vùng cấm sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật. Nhiếp ảnh gia và nhà làm phim Arkadiusz Podniesinski đã đến thăm khu vực từng là nhà của hàng ngàn hộ gia đình quanh nhà máy điện này.

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 2

 Bốn năm sau thảm họa, 160.000 người đã phải di tản khỏi nhà của mình. 120.000 người sẽ khó có thể quay trở lại mái nhà xưa và nhiều khu vực được đánh giá là vẫn còn rất nguy hiểm cho con người để sinh sống.

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 3

 Ba lò phản ứng đã hư hỏng nặng sau khi những đợt sóng thần cao 15m tấn công nhà máy Fukushima Daiichi ngày 11.3.2011. Những ngày tiếp theo đó, ba lõi phát ứng đã bị tan chảy và cả bốn lò phản ứng buộc phải đóng cửa. Khi người dân và các công nhân ở nhà máy bị buộc di dời, mọi thứ đều phải bỏ lại.

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 4

 Siêu thị vẫn bày hàng trên giá…

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 5

…bảng đen vẫn lưu những nét chữ ngày nào…

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 6

… ô tô bị vứt lại bên đường. Fukushima là sự cố điện hạt nhân lớn nhất sau thảm họa Chernobyl năm 1986.

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 7

Hiện tại có khoảng 20.000 công nhân làm vệ sinh các làng mạc và thị trấn mỗi ngày. Từng ngôi nhà, từng con phố, mái ngói, tường rào được xịt, cọ rửa để hy vọng người dân sẽ quay trở về mái nhà xưa. Tuy nhiên, việc vệ sinh không đơn giản có thế.

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 8

 Đất trên các cánh đồng bị nhiễm phóng xạ. Lớp đất ở trên sẽ bị vứt bỏ còn lớp bên dưới sẽ được khử trùng cẩn thận. “Khi tôi bước vào khu vực cấm, điều đầu tiên tôi nhận ra là phạm vi khổng lồ của quy trình làm sạch đất đai tại đây.” Podniesinski giải thích: “Đây là cách để tôi tự rút ra kết luận về tác động của thảm họa hạt nhân này. Tôi không muốn bị ảnh hưởng bởi truyền thông, báo chí hoặc các nhà vận động hành lang.”

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 9

Podniesinski nói rằng những người mà anh trò chuyện lo sợ sẽ chẳng bao giờ có thể về lại cố hương :”Họ không tin rằng 30 năm nữa toàn bộ lượng chất thải phóng xạ sẽ được giải quyết triệt để theo lời hứa của chính phủ đưa ra. Họ sợ rằng những thứ độc hại đó sẽ tồn dư vĩnh viễn!”

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 10

Dù được tiến sâu vào khu vực xảy ra thảm họa ở Fukushima nhưng nhiếp ảnh gia người Ba Lan vẫn không vào được khu vực màu cam hoặc đỏ: “Tôi muốn chứng kiến khu vực màu cam và màu đỏ. Đấy là những vùng có lượng phóng xạ mạnh nhất và ô nhiễm nhất. Ở đó thời gian như ngừng lại, chẳng khác gì thảm họa vừa xảy ra ngày hôm qua.”

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 11

Dù động đất và sóng thần là nguyên nhân gây ra thảm họa hạt nhân nhưng Podniesinski cho rằng, chúng không phải là lí do chính yếu: “Con người mới là yếu tố chính khiến thảm họa hạt nhân ở nhà máy Fukushima Daiichi xảy ra. Mọi chuyện lẽ ra đã được nhìn thấy và phòng tránh từ trước”

Ảnh: Bên trong vùng cấm nhà máy điện hạt nhân Fukushima - 12

Không lâu sau thảm họa, những con bò ở đây bắt đầu có những vết đốm trắng kì lạ trên da. Một chủ trang trại cho rằng chúng đã ăn phải cỏ chứa phóng xạ. Ông ta đã cố gắng tuyên truyền về vụ việc, liên hệ với báo chí, lên án trước Quốc hội và thậm chí là mang một con bò để làm chứng. Thật không may, ngoại trừ việc hỗ trợ chút ít tài chính và kiểm tra máu của những con bò, chẳng đơn vị nào bỏ tiền ra để tiến hành những thử nghiệm sâu hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh (Theo Telegraph) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN