Mỹ tăng cường điều động "lưỡi hái tử thần" B-1, chuyện gì đang xảy ra?

Với khả năng mang theo hàng chục bom Mk-82, Mk-84 cùng 24 tên lửa AGM-158 JASSM, các oanh tạc cơ B-1 của không quân Mỹ có thể tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Triều Tiên từ khoảng cách hàng trăm dặm.

Theo National Interest, một chiếc máy bay ném bom B-1 của không quân Mỹ có thể chở theo 84 bom Mk-82 (227 kg) hoặc 24 bom Mk-84 (908 kg). Ngoài ra, B-1 còn có khả năng tấn công tầm xa bằng 24 tên lửa AGM-158 JASSM. Với số vũ khí hạng nặng này, không quân Mỹ có thể tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Triều Tiên từ khoảng cách hàng trăm dặm.

Mỹ tăng cường điều động "lưỡi hái tử thần" B-1, chuyện gì đang xảy ra? - 1

Oanh tạc cơ B-1 của không quân Mỹ. 

Sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), các máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer của không quân Mỹ từ căn cứ đảo Guam đã lên đường nhận nhiệm vụ và hoạt động áp sát không phận Triều Tiên. Hộ tống B-1 là các máy bay quân sự của quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản.

Sự xuất hiện của các oanh tạc cơ B-1 ở Thái Bình Dương không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, theo bản báo cáo gần đây của Tạp chí Không quân Mỹ, các oanh tạc cơ B-1 Lancers đóng quân ở căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam đang được điều động tham gia nhiệm vụ với tần suất tăng nhanh chóng.

Cụ thể, số lần B-1 xuất phát đi làm nhiệm vụ từ căn cứ Andersen bao gồm các chuyên bay gần không phận Triều Tiên là 73 lần trong năm 2016. Con số này tăng 62% so với năm 2015. 

Đáng nói, số lần B-1 đóng quân ở căn cứ Andersen được điều động làm nhiệm vụ đã tăng nhanh chóng trong năm 2017 so với năm 2016.

"Trong năm nay, khả năng số lần B-1 lên đường làm nhiệm vụ sẽ gia tăng gấp đôi so với năm ngoái", Tướng không quân Mỹ Stephen Williams chia sẻ.

B-1 là một trong 3 thế hệ máy bay ném bom hạng năng tầm xa của không quân Mỹ cùng với B-2 Spirit và B-52 Stratofortress. Tuy nhiên, B-1 không mang theo các loại vũ khí hạt nhân như B-2 và B-52.

Do đó, không quân Mỹ xem B-1 như "kho vũ khí bay" và thường xuyên điều động tham gia các chiến dịch tăng cường như ở chiến trường Iraq, Afghanistan và Libya trong hơn 10 năm qua.

Tính tới tháng 2/2016, các máy bay ném bom B-1 đã trút 3.800 quả bom xuống lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS chỉ trong 6 tháng tham chiến. 

Vào tháng 8/2016, lần đầu tiên các oanh tạc cơ B-1 Lancer đã có mặt tại căn cứ Andersen kể từ năm 2006. 

Từ căn cứ trên đảo Guam, quân đội Mỹ thi hành chính sách "sự hiện diện liên tục của các máy bay ném bom" hay còn gọi là nhiệm vụ CBP. Theo đó, các oanh tạc cơ Lancer, Stratofortress và Spirit sẽ luân phiên hiện diện ở đảo Guam. Động thái này là nhằm răn đe Triều Tiên và Trung Quốc.

Trong một động thái hiếm hoi vào năm ngoái, cả Lancer, Stratofortress và Spirit cùng có mặt ở căn cứ Andersen. 

Mỹ và Nga cùng điều máy bay ném bom chiến lược đến biên giới Triều Tiên

Trong bối cảnh căng thẳng do các mối đe dọa từ “chế độ độc tài Kim Jong-un” đang ngày càng gia tăng, Mỹ và Nga đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Thu - Lược dịch (Infonet)
An ninh thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN