Những tù nhân trở thành triệu phú

Không có quả ngọt nào không có gai và không có thành công nào đến dễ dàng. Với những triệu phú này, trước khi thành công họ đã từng trải qua rất nhiều khó khăn, thậm chí đã từng ngồi tù.

Ho Kwon Ping

Ho Kwon Ping sinh năm 1952 trong một gia đình thương nhân Trung Hoa tại Singapore. Ít ai biết rằng Ho Kwon Ping – một trong những doanh nhân tiêu biểu nhất châu Á có khởi nghiệp khác biệt so với các CEO của những tập đoàn đa quốc gia khác. Ông từng tốt nghiệp đại học Stanford danh tiếng và từng có thời gian làm báo và tham gia biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt hơn, ông đã từng phải ngồi tù 2 tháng vì có những bài viết gây tranh cãi cho tờ Tạp chí Kinh tế Viễn Đông.

Những tù nhân trở thành triệu phú - 1

Sau khi ra tù, Ho Kwon Ping vẫn tiếp tục nghề phóng viên và cùng vợ tới định cư ở Hong Kong.  Ông bước vào giới kinh doanh năm 1981, khi cha ông bị đột quỵ và ông quyết định gia nhập Tập đoàn Wah Chang Group, một Tập đoàn chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, một thập niên sau đó, nhận thấy lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng không mấy sáng sủa, Ho Kwon Ping đã chuyển hướng sang lĩnh vực khách sạn và khu nghĩ dưỡng. Với nguồn cảm hứng từ cuộc sống trong những ngôi làng thanh bình yên ả, ông đã phát triển ý tưởng kinh doanh hệ thống resort cao cấp Banyan Tree trải dài ở nhiều nước châu Á.

Ông thành lập Banyan Tree năm 1994 và từ đây ông đã xây dựng nên một trong những chuỗi khách sạn sang trọng phát triển nhanh nhất thế giới, thông qua cách sử dụng lộ trình đa dạng hữu cơ.

Jason Fyk

Jason Fyk sinh ra và lớn lên ở tiểu bang Maryland, thuộc miền Nam nước Mỹ. Trước khi vào tù và trở thành triệu phú, Jason Fyk kinh doanh bất động sản.

Những tù nhân trở thành triệu phú - 2

Năm 2005, trước những biến động của thị trường bất động sản, Fyk bắt đầu rơi vào tình trạng suy sụp tài chính và bị phá sản. Một số người bạn khuyên Fyk nên thành lập 1 website giải trí để kinh doanh. Ngày 10/09/2010, Fyk thành lập công ty WTF và ra mắt website vào tháng Giêng năm 2011. Tuy nhiên, Fyk thừa nhận rằng, trong thời gian đầu, anh đã điều hành trang web khi không có tiền và không có ý tưởng gì về việc mình đang làm. Do vậy, mọi thứ vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Lo lắng vì “tương lai mù mịt”, Fyk quyết định đến Baltimore để phỏng vấn vào vị trí diễn viên đóng thế. Chính tại đây, anh đã bị bắt và bị cáo buộc tội giết người khi anh tình cờ lấy điện thoại ra quay, đồng thời can ngăn một vụ ẩu đả.

Được trắng án sau 2 tháng bị cầm tù, Fyk lại nghĩ cách kiếm tiền. Và rồi ý tưởng lóe lên trong đầu, anh sẽ viết lại câu chuyện trong tù của mình. Anh tin đó là một câu chuyện mới lạ và có sức hấp dẫn.

Fyk đã thành lập một trang Facebook để quảng bá cho website của mình. Tiếp đó,  anh lập ra hàng loạt fanpage facebook, mục tiêu là thu hút được lượng người like page và biết đến các thông tin cập nhập từ web WTFMagazine.com một cách nhanh nhất.Và công việc hàng ngày của Fyk là … lướt Facebook, lập các page có nội dung hấp dẫn, thu hút trên Facebook để đi mời like.

Sau rất nhiều cố gắng và nỗ lực, Jason Fyk đã tạo được hơn 40 trang Facebook có nội dung hấp dẫn, thu hút hơn 28 triệu lượt “like”. Mỗi tháng, anh kiếm được 275.000 USD nhờ tiền quảng cáo. Hiện nay, ở tuổi 40, Fyk đã là một triệu phú với tài sản khổng lồ được xây dựng hoàn toàn trên Facebook.

Frederick Hutson

Những tù nhân trở thành triệu phú - 3

Năm 2007, Hutson bị kết án 51 tháng tù vì buôn bán cần sa. Nhưng trong tù, anh vẫn sử dụng sự nhạy bén của mình để nghĩ ra việc kinh doanh với Pigeon.ly – công ty giúp kết nối phạm nhân với người nhà qua điện thoại và hình ảnh. Hutson tin rằng anh đã tìm thấy một cơ hội tỷ USD ngay trong tù.Huston cho biết, thời gian đầu ở trong tù với anh thật tồi tệ. Anh nhớ gia đình nhưng thật khó để họ có thể gửi cho anh vài tấm ảnh. Từ đó anh nảy ra ý tưởng lập một website in tất cả email, lời nhắn hay ảnh mọi người gửi đến, rồi cho vào phong bì và gửi tới người thân của họ đang chịu án trong tù.

Vậy là, Hutson lập ra Pigeon.ly với dịch vụ đầu tiên có tên FotoPigeon. Người dùng chỉ phải đăng nhập, tải ảnh lên và chọn người nhận bằng công cụ tìm kiếm các nhà tù liên bang. Với giá 0,5 USD một tấm, Pigeon.ly sẽ giúp khách hàng in ra và đặt vào trong phong bì để gửi cho phạm nhân.Sau khi mãn hạn tù năm 2012, anh bắt đầu tìm kiếm các nhà đầu tư và khách hàng. Trải qua rất nhiều khó khăn, tháng 12/2013, Hutson ra mắt TelePigeon, hợp tác với các hãng dịch vụ điện thoại nhằm cung cấp dịch vụ gọi điện VoIP cho các gia đình. Với giá 5 USD, họ sẽ có 100 phút gọi mỗi tháng và không phải trả phí đường dài đắt đỏ.Hiện tại, FotoPigeon giúp vận chuyển tới 3.000 tấm ảnh mỗi ngày. Dịch vụ này giúp doanh thu của hãng tăng trưởng 20% mỗi tháng. Hutson cũng đang lên kế hoạch đạt mục tiêu 1 triệu USD doanh thu năm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhàn Lê ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN