Microsoft muốn lưu dữ liệu số trên gen di truyền

ADN, một thành phần chứa thông tin di chuyền trên sinh vật đang được Microsoft và các nhà khoa học nghiên cứu để lưu trữ dữ liệu số.

Microsoft vừa mua 10 triệu sợi ADN tổng hợp từ công ty khởi nghiệp sinh học Twist, và cộng tác với các nhà khoa học tại Trường ĐH Washington (Mỹ) để nghiên cứu ý tưởng lưu trữ một lượng dữ liệu "khổng lồ" lên các sợi tổng hợp này.

Microsoft muốn lưu dữ liệu số trên gen di truyền - 1

Dùng ADN lưu dữ liệu số là một ý tưởng đang được Microsoft theo đuổi.

Nếu ý tưởng trên trở thành hiện thực, Microsoft có thể lưu trữ được 1 tỉ TB dữ liệu trên mỗi 1g ADN an toàn trong khoảng thời gian từ 1.000 đến 10.000 năm. Do đó, theo tính toán của các nhà khoa học,  toàn bộ dữ liệu số hiện nay có thể được lưu trữ gọn chỉ trong 20g ADN.

Microsoft muốn lưu dữ liệu số trên gen di truyền - 2

Mỗi 1g ADN có thể lưu được 1 tỉ TB dữ liệu trong thời gian hàng ngàn năm không hư hao.

Trong khi đó, Hiệp hội Hóa học Mỹ cũng tuyên bố, chúng ta có thể lưu giữ liệu trên ADN lên đến 2.000 năm mà không xảy ra sự hư hao nào.

Bước đầu, ý tưởng này được cho là khả quan và sẽ thành hiện thực trong tương lai xa. Vấn đề nan giải nhất là phải thực hiện các thử nghiệm để chắc chắc dữ liệu lưu trữ trên ADN được phục hồi lại đúng 100% nguyên mẫu.

Theo trang web chuyên theo dõi lưu lượng dữ liệu trên internet Stats, 5,4ZB (1ZB tương đương hơn 1 tỉ TB) dữ liệu đã được tạo ra trong năm 2015. Dự báo, con số này sẽ tăng lên gấp 10 lần vào năm 2020. Với sự gia tăng khối lượng dữ liệu quá nhanh như vậy, việc thay đổi máy chủ, ổ đĩa liên tục không thể đáp ứng kịp, và con người phải tìm ra giải pháp khác - ADN là một lựa chọn.

Axit đêoxiribonucleic (viết tắt ADN theo tiếng Pháp hay DNA theo tiếng Anh) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ bao gồm cả một số virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN