Thương hiệu xa xỉ làm gì trong bức tranh thời trang ảm đạm vì Covid-19

Bức tranh thời trang thay đổi nhiều trong nỗi ám ảnh từ virus Corona (Covid-19).

Dự đoán khả quan hơn giữa tình hình dịch bệnh

Giữa tình hình dịch bệnh do virus Corona (Covid-19), các công ty hàng thời trang xa xỉ đã bắt đầu lên tiếng về cuộc khủng hoảng từ doanh thu, sức tiêu thụ, thậm chí cả sức khỏe nhân công lao động sản xuất trang phục trong khu vực.

Cửa hàng Dolce & Gabbana vắng vẻ tại Bắc Kinh.

Cửa hàng Dolce & Gabbana vắng vẻ tại Bắc Kinh.

Tập đoàn thời trang Kering, chủ sở hữu của Gucci, Saint Laurent và Bottega Veneta, đã tuyên bố vào tuần trước rằng họ đã đóng cửa một nửa các cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ ở Trung Quốc đại lục và giảm giờ mở cửa tại những cửa hàng vẫn đang hoạt động. Tập đoàn của loạt thương hiệu thời trang hàng đầu cũng chuyển hàng tồn kho từ Trung Quốc sang các khu vực khác và hạn chế bớt các chiến dịch kích thích mua sắm ở những nước có dịch.

"Việc kinh doanh của chúng tôi đã thay đổi đáng kể với sự bùng phát của virus Corona", Phó Giám đốc điều hành Jean-Francois Palus nói, "do tính chất bệnh dịch phức tạp, tại thời điểm này không thể đánh giá đầy đủ tác động của nó đối với các doanh nghiệp và khó có thể đoán được sẽ phục hồi như thế nào."

Tập đoàn hàng hiệu LVMH đã báo cáo doanh thu kinh doanh mặt hàng xa xỉ phẩm mới nhất của mình hai tuần trước Kering. Tại đây, các chuyên gia dự đoán rằng tác động của virus với thời trang sẽ qua trong vài tuần nữa. Đây được cho là dự đoán lạc quan. Chủ sở hữu của thương hiệu Versace, Capri Holdings cũng lưu ý trong báo cáo thu nhập mới nhất của họ rằng doanh số đã bắt đầu thành công hơn một chút ở Trung Quốc so với giai đoạn sụt giảm nặng nề, trầm trọng vì dịch cách đây mấy tuần.

Trung Quốc được xem là trung tâm lớn nhất trong việc tiêu thụ thời trang tới từ các thương hiệu xa xỉ. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi các giám đốc điều hành và nhà đầu tư lo lắng cho tình hình kinh doanh ảm đạm vì dịch. Theo Thời báo Tài chính, Jefferies ước tính rằng người mua Trung Quốc chiếm khoảng 40% trong số 281 tỷ Euro chi cho hàng hóa xa xỉ trên toàn cầu vào năm ngoái, thúc đẩy 80% tăng trưởng.

Động thái của các thương hiệu thời trang

Nhiều tập đoàn đã nhanh chóng ủng hộ tiền bạc vào cuộc chiến dịch bệnh. Vào cuối tháng 1, tập đoàn thời trang LVMH đã quyên góp khoảng 2,3 triệu đô la cho Quỹ Chữ thập đỏ Trung Quốc để hỗ trợ nguồn cung cấp y tế. Trong khi đó, Kering đã quyên góp khoảng 1 triệu đô la cho Quỹ Chữ thập đỏ Hồ Bắc. Ngoài ra, loạt "ông lớn" ngành thời trang - mỹ phẩm như L'Oreal đã đóng góp 720.000 đô la, Estée Lauder Cos. Inc. góp 290.000 đô la, Shiseido tặng 140.000 đô la và Swarovski tặng 430.000 đô la...

Bức tranh thời trang thay đổi nhiều trong nỗi ám ảnh từ virus Corona.

Bức tranh thời trang thay đổi nhiều trong nỗi ám ảnh từ virus Corona.

Ấn tượng nhất, Dolce & Gabbana, công bố rằng họ đã hợp tác với Đại học Humanitas để tài trợ cho một dự án nghiên cứu virus Corona. Dự án này nghiên cứu phản ứng của hệ thống miễn dịch với virus và nhằm mục đích đặt nền tảng cho "sự phát triển của các can thiệp chẩn đoán và điều trị" chống lại căn bệnh này. Dolce & Gabbana đã có mối quan hệ lâu dài với trường đại học, nơi cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên y khoa. Hành động này được ca ngợi sau khi Dolce&Gabbana bị tẩy chay tại Trung Quốc vì có quảng cáo và tuyên bố phân biệt chủng tộc.

Tất nhiên, Dolce & Gabbana và các công ty, tập đoàn thời trang khác đã bỏ tiền vào cuộc khủng hoảng sức khỏe cũng không nêu rõ mối quan ngại về doanh thu là động lực cho những động thái quyên góp, tuy nhiên họ đều được đánh giá cao vì ý thức với cộng đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

18 kiểu trang phục hot từ tuần thời trang London, New York

Những xu hướng được dự đoán từ sàn diễn New York, London

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tâm An ([Tên nguồn])
Tin tức thời trang quốc tế HOT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN