Vì sao TQ quyết xử công khai “con hổ” Chu Vĩnh Khang?

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc mới đây xác nhận, phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng công an nước này, ông Chu Vĩnh Khang, vốn rất thu hút sự quan tâm của dư luận, sẽ diễn ra công khai, minh bạch.

Theo Chánh án Tòa án Tối cao Trung Quốc, Chu Cường,  việc xét xử ông Chu Vĩnh Khang cũng như những “con hổ lớn” (các quan chức cấp cao) khác bị bắt trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động  sẽ diễn ra “công khai theo đúng pháp luật”.

Ông Chu Cương tuyên bố như vậy khi trả lời câu hỏi liệu các phiên tòa xét xử những quan chức cao cấp tham nhũng có được công khai hay không trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước ngày 13.3.

Ông Chu Cường đặc biệt  nhấn mạnh, những phiên tòa như vậy nhất định phải là xử công khai.

Vì sao TQ quyết xử công khai “con hổ” Chu Vĩnh Khang? - 1
Một bài báo viết về "trùm an ninh" Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang.

Theo Tân Hoa xã, việc Bắc Kinh quyết định sẽ xét xử công khai ông Chu Vĩnh Khang và "những con hổ lớn" phản ánh chính quyền Tập Cận Bình đang nỗ lực chứng tỏ sự minh bạch. Tại Trung Quốc, lâu nay các vụ án nhạy cảm về chính trị vốn đều được xét xử kín.

Năm 2013, Bắc Kinh bắt đầu có động thái chứng minh sự minh bạch, "lấy lòng" dư luận trong nước khi mở phiên tòa xét xử công khai cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, vốn được xem là một ngôi sao chính trị đang lên.

Tuy nhiên, trong phiên xử công khai mà ông Bạc yêu cầu được tự biện hộ cho mình, truyền thông nước ngoài đã không được trực tiếp tham dự và một phần của phiên xử được thuật lại thông qua một trang web.

Cuối cùng, cựu Bí thư Trùng Khánh nhận án chung thân với các tội danh lạm quyền, nhận hối lộ và tham nhũng 27 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,4 triệu USD). 

Vì sao TQ quyết xử công khai “con hổ” Chu Vĩnh Khang? - 2

Cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai (áo trắng, đứng giữa) trong phiên xử hồi tháng 9 năm ngoái.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, phiên tòa xét xử ông Chu Vĩnh Khang có thể diễn ra tương tự như phiên tòa xử ông Bạc.

Đồng thời, nhiều khả năng các phiên  xử “đặc biệt nhạy cảm” đối với một nhân vật cấp cao như Chu Vĩnh Khang, vốn từng giữ chức ủy viên thường vụ Bộ chính trị sẽ khó lòng là một phiên tòa mở hoàn toàn.

Ngoài ông Chu, Bắc Kinh cũng đang cân nhắc xử công khai cựu Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn dù các trường hợp liên quan tới quân đội thường được giao cho tòa án binh xử kín. Ông Cốc bị bắt đầu năm ngoái và bị buộc tội biển thủ, hối lộ, lạm dụng công quỹ.

Năm 2013, "con hổ" Chu Vĩnh Khang bị bắt, bị khai trừ đảng và khép ông này vào nhiều tội danh, từ nhận hối lộ đến làm lộ bí mật quốc gia.

Với cáo buộc tiết lộ bí mật quốc gia, nhiều chuyên gia phân tích trước đó nhận đinhh, phiên tòa xử ông Chu sẽ không thể diễn ra công khai. Ông
Nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh, Zhang Lifan lập luận, nếu quyết định xét xử công khai, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với nguy cơ "nếu ông Chu không muốn hợp tác, ông ta có thể gây rắc rối cho các lãnh đạo trung ương".

Chuyên gia phân tích này còn nhận định, ông Chu có thể sẽ phải đối mặt với án tử hình hoặc án tử hình treo.

Một số nhà phân tích khác lại cho rằng mức án cao nhất ông Chu có thể phải đối mặt là tử hình treo.

"Giới lãnh đạo Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đều hiểu rằng hình phạt tối đa đối với các quan chức cấp cao tham nhũng là một bản án tử hình hoãn thi hành", ông Zhang Ming, Giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho hay.

Theo các chuyên gia, nhận án tử hình treo, phạm nhân sẽ được hoãn thi hành án khoảng 2 năm. Nếu không có sai phạm trong vòng 2 năm này, án có thể giảm xuống tù chung thân hoặc nếu cải tạo tốt, có thể giảm xuống án tù có thời hạn.

Ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, cho đến nay là nhân vật cao cấp nhất bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên cầm quyền năm 2013.

Ông Chu Vĩnh Khang từng là người đứng đầu tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và từng giữ chức bộ trưởng công an trước khi được bầu vào Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông này về hưu năm 2012.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Đăng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN