Vì sao đặt “bảo bối” của Nhật ở đầu sông Tô Lịch mà không phải cuối sông?

Chuyên gia Nhật Bản đã lên tiếng giải thích vì sao lại chọn đầu sông Tô Lịch để đặt máy sục Nano mà không phải giữa hay cuối sông.

Công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản được thí điểm tại đầu nguồn sông Tô Lịch

Công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản được thí điểm tại đầu nguồn sông Tô Lịch

Mới đây, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Võ Tiến Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội đã rất bức xúc khi nhiều ý kiến cho rằng, việc xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch khi đang thử nghiệm công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản là phá hoại, tranh công việc.

Ông cho rằng, việc xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch là công tác vận hành thường xuyên từ trước đến nay để đảm bảo công tác thoát nước mùa mưa, chống úng ngập, không phải làm việc làm cá biệt.

Khi dự án công nghệ Nano Bioreactor được thí điểm, đơn vị này cũng đã cảnh báo phía Công ty của Nhật việc thử nghiệm trên sông Tô Lịch phải chịu ảnh hưởng của việc xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch và chịu ảnh hưởng của lượng nước mưa.

Chính vì vậy, ông đề nghị xem xét lại việc tại sao không thực hiện thí điểm ở giữa, cuối sông mà lại đặt ở đầu sông và sao không làm vào mùa khô mà làm vào mùa mưa?

Liên quan đến vấn đề này, ngày 24/7, TS Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, công nghệ Nhật Bản xử lý ô nhiễm trên sông Tô Lịch khác với công nghệ khác đã và đang thực hiện.

TS Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản

TS Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản

Công nghệ Nano Bioreactor là xử lý trực tiếp trên dòng sông trong điều kiện có nước thải chảy liên tục vào từ 2 cống ở đầu nguồn và một số cống khác, còn công nghệ khác là quây kín tại hạ nguồn, không có nước chảy lưu thông của một dòng sông.

“Nếu chúng tôi thực hiện tại cuối nguồn, số lượng thiết bị xử lý phải gánh toàn bộ lượng chất thải từ 280 cống xả vào sông Tô Lịch (lên tới 150.000m3/ngày đêm), tức là câu chuyện xử lý của cả dòng sông chứ không phải là thử nghiệm trên đoạn 300m nữa. Khi đó, số lượng máy phải là số lượng để xử lý cả sông dài 14,6 km và công suất xử lý là 1,35 triệu m3/ngày đêm.

Do vậy, việc xử lý thí điểm chứng minh năng lực của 4 máy Nano và các tấm Bioreactor phải thực hiện tại đầu nguồn mới khách quan về năng lực xử lý tính toán trên đoạn 300m”, TS Takeba Akira cho hay.

Về việc đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội thắc mắc, tại sao không thực hiện thí điểm vào mùa khô mà làm vào mùa mưa, TS.Takeba Akira cho biết, nếu thí điểm trong mùa khô, điều kiện tốc độ dòng chảy thấp là trường hợp đặc thù thì sẽ không chứng minh được khả năng xử lý của công nghệ Nano Bioreactor.

TS Takeba Akira cũng cho biết thêm, để các vi sinh vật không bị nước cuốn trôi vào mùa mưa, đặc biệt là những trận lũ ngoài dự kiến, các chuyên gia sẽ cung cấp những giá thể vi sinh vật cho bộ máy xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano.

 “Có thể hiểu, giá thể mà chúng tôi nói ở đây hình dung là cái chung cư và vi sinh vật như những con người sinh sống trong những chung cư đó. Đây gọi là giải pháp sinh học.

Sắp tới, chúng tôi sẽ áp dụng giải pháp này để làm sao cho “toà chung cư” đó không bị cuốn trôi khi nước lũ tràn về. Vì vậy, trong thời gian tới, chắc chắn vi sinh vật có lợi trong việc làm sạch ô nhiễm sẽ không bị khuếch tán như sau đợt xả lũ vừa qua nữa, còn cụ thể về công nghệ đó thế nào thì chúng tôi sẽ giữ bí mật”, TS Takeba Akira thông tin.

Các chuyên gia Nhật đã có “bí kíp” để các vi sinh vật có lợi không bị cuốn trôi khi xả nước

Các chuyên gia Nhật đã có “bí kíp” để các vi sinh vật có lợi không bị cuốn trôi khi xả nước

Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch (300m đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt) bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Tuy nhiên, từ 9-12/7, thời điểm gần hết hạn thí điểm xử lý ô nhiễm, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch. Việc làm này khách quan và để đảm bảo an toàn cho Thành phố trong mùa mưa, tuy nhiên, nó đã cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng.

Đến ngày 16/7, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản đã gửi Công văn tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc xin lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá, công bố kết quả qca công nghệ giai đoạn thí điểm thêm 2 tháng (tới ngày 17/9).

Kết quả thử nghiệm sông Tô Lịch bị nước cuốn trôi, chuyên gia JVE nhận lỗi

Đơn vị lắp đặt công nghệ Nano của Nhật Bản chưa cập nhật đầy đủ thông tin về chế độ vận hành, diễn biến mức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN