TP HCM phản hồi lo lắng của người dân về sợ lộ thông tin cá nhân, gia đình

Sự kiện: Thời sự

Đến nay, Công an TP HCM đã trả cho người dân 5,5 triệu căn cước công dân gắn chip và có 1,2 triệu tài khoản định danh điện tử được cấp.

Ngày 11-12, HĐND TP HCM phối hợp cùng Đài truyền hình TP HCM, Sở Thông tin - Truyền thông thành phố tổ chức chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời tháng 12-2022 với chủ đề "Đăng ký và quản lý cư trú".

Chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề "Đăng ký và quản lý cư trú"

Chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề "Đăng ký và quản lý cư trú"

Tại chương trình, cử tri Phạm Thị Ngọc Dung (huyện Củ Chi) cho hay người dân vẫn còn thói quen sử dụng sổ hộ khẩu, vẫn chưa thực sự hiểu rõ tiện ích của căn cước công dân (CCCD) gắn chip và định danh điện tử.

"Người dân lo nếu không còn sử dụng hộ khẩu thì lộ thông tin của cá nhân, gia đình khi tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Cơ quan chức năng có giải pháp gì để người dân yên tâm làm CCCD gắn chip và tài khoản định danh điện tử?" - cử tri Dung hỏi.

Cử tri Phạm Thị Ngọc Dung (huyện Củ Chi)

Cử tri Phạm Thị Ngọc Dung (huyện Củ Chi)

Trong khi đó, cử tri Dương Văn Long (quận Phú Nhuận) lo lắng các ứng dụng độc hại vô tình cài trên điện thoại thì dữ liệu cá nhân của người dân hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID có thể bị truy cập bất hợp pháp hay không? Trong trường hợp bị đánh cắp, bị thất lạc thì người dân làm thế nào để đảm bảo thông tin cá nhân không bị rò rỉ và liên hệ cơ quan chức năng nào để khóa tài khoản định danh.

"Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2, người dân lo lắng lọt, lộ thông tin về tài sản cá nhân. Vấn đề này ngành Công an hỗ trợ quản lý như thế nào?" - cử tri Long nêu ý kiến.

Cử tri Dương Văn Long (quận Gò Vấp)

Cử tri Dương Văn Long (quận Gò Vấp)

Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP HCM, thông tin sau ngày 31-12 là thời điểm kết thúc sứ mệnh của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và bắt đầu thay thế bằng phương thức mới. Cơ quan chức năng đang tuyên truyền về tính năng, tiện ích, tính ưu việt của CCCD gắn chip cũng như tính bảo mật của CCCD gắn chip và định danh điện tử.

Theo đó, CCCD gắn chip là do Bộ Công an triển khai có mã QR code, khi dùng thiết bị đọc thì hiển thị 7 thông tin và người dân dùng phục vụ các giao dịch hành chính, dân sự.

Tài khoản định danh điện tử có nhiều tiện ích rất ưu việt. Ngoài tính năng như là CCCD thì tài khoản định danh điện tử tích hợp thông tin nhiều loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm y tế… Khi tích hợp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 xong thì người dân dùng tài khoản này vào các giao dịch mà không cần mang theo nhiều loại giấy tờ nữa.

"Định danh điện tử được bảo mật duy nhất và tuyệt đối do thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là dữ liệu do Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xây dựng và phát triển. Do đó, Bộ Công an đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, thuật toán tiên tiến để bảo mật cho nên khó xâm nhập và dữ liệu để lấy cắp thông tin. Cử tri hãy yên tâm" - thượng tá Hồ Thị Lãnh nói.

Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an TP HCM), cung cấp thông tin về tiện ích, tính bảo mật, tính ưu việt của CCCD gắn chip và định danh điện tử

Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an TP HCM), cung cấp thông tin về tiện ích, tính bảo mật, tính ưu việt của CCCD gắn chip và định danh điện tử

Trong khi đó, khi cài tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID thì dữ liệu không lưu trên thiết bị cài mà lưu trên hệ thống định danh điện tử. Do đó, các mã độc cũng không thể nào xâm nhập hệ thống để lấy thông tin.

"Ứng dụng VNeID được Thủ tướng Chính phủ công nhận là ứng dụng công dân số quốc gia. Ứng dụng này do Bộ Công an xây dựng và phát triển, vừa tiện ích cho giao dịch hành chính trên môi trường điện tử, vừa thuận lợi trong giao dịch và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hiện nay, Bộ Công an chưa có quy định cập nhật tài sản lên định danh điện tử" - đại diện Công an TP HCM thông tin thêm.

Tính đến nay, Công an TP HCM đã thu nhận được gần 7 triệu hồ sơ cấp CCCD gắn chip, truyền dữ liệu về Cục C06 hơn 6,5 triệu hồ sơ, đã trả người dân 5,5 triệu CCCD.

Để người dân thuận lợi thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự, trong trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu, lực lượng công an cấp xã đang nỗ lực hỗ trợ người dân cấp giấy xác nhận nơi cư trú (CT07).

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao trước ngày 'khai tử' Sổ hộ khẩu, người dân cần làm ngay căn cước công dân gắn chíp?

Sổ hộ khẩu giấy chỉ được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết 31-12-2022. Trước khi sổ này bị ‘khai tử’, người dân cần xin...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo QUỐC ANH ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN