Toàn cảnh tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sau gần 10 năm thi công

Dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được khởi công từ năm 2012 với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Nhiều gói thầu từ ga ngầm đến trên cao đang dần về đích sau nhiều năm thi công.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được các đơn vị gấp rút thi công, dần về đích sau gần 10 năm khởi công (năm 2012). Theo đại diện nhà thầu, đến nay, tổng tiến độ dự án đạt khoảng 88%, mục tiêu đến cuối năm nay đạt 91%. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM có 3 ga ngầm gồm Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son cùng 11 ga trên cao, dài 19,7 km, có lộ trình đi qua các quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và Dĩ An (Bình Dương), điểm đầu từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được các đơn vị gấp rút thi công, dần về đích sau gần 10 năm khởi công (năm 2012). Theo đại diện nhà thầu, đến nay, tổng tiến độ dự án đạt khoảng 88%, mục tiêu đến cuối năm nay đạt 91%. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM có 3 ga ngầm gồm Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son cùng 11 ga trên cao, dài 19,7 km, có lộ trình đi qua các quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và Dĩ An (Bình Dương), điểm đầu từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng.

Tại nhà ga Bến Thành (quận 1), một trong 3 ga ngầm tại trung tâm thành phố của tuyến metro số 1 đang được đơn vị thi công san lấp, tái lập mặt bằng sau 5 năm rào chắn xây dựng.

Tại nhà ga Bến Thành (quận 1), một trong 3 ga ngầm tại trung tâm thành phố của tuyến metro số 1 đang được đơn vị thi công san lấp, tái lập mặt bằng sau 5 năm rào chắn xây dựng.

Trước đó, mặt bằng ở khu vực ga ngầm Nhà hát thành phố trên đường Lê Lợi giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng được chủ đầu tư và nhà thầu hoàn trả, tạo không gian thông thoáng cho khu trung tâm thành phố. Cách đó gần 1km, mặt bằng phía trên ga ngầm Ba Son bên sông Sài Gòn cũng đã được tái lập và bàn giao cho UBND quận 1 từ cuối tháng 5.

Trước đó, mặt bằng ở khu vực ga ngầm Nhà hát thành phố trên đường Lê Lợi giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng được chủ đầu tư và nhà thầu hoàn trả, tạo không gian thông thoáng cho khu trung tâm thành phố. Cách đó gần 1km, mặt bằng phía trên ga ngầm Ba Son bên sông Sài Gòn cũng đã được tái lập và bàn giao cho UBND quận 1 từ cuối tháng 5.

Ngày 11/11, bên dưới công trường nhà ga Bến Thành, hàng trăm công nhân đang gấp rút lắp đặt đoạn ray ngầm cuối cùng nối giữa ga Nhà hát thành phố và ga Bến Thành có chiều dài mỗi bên 660m, khổ rộng hơn 1,4m. Dự kiến hai đoạn ray tổng chiều dài hơn 1,3km này sẽ được hoàn thành lắp đặt sau 2 tháng.

Ngày 11/11, bên dưới công trường nhà ga Bến Thành, hàng trăm công nhân đang gấp rút lắp đặt đoạn ray ngầm cuối cùng nối giữa ga Nhà hát thành phố và ga Bến Thành có chiều dài mỗi bên 660m, khổ rộng hơn 1,4m. Dự kiến hai đoạn ray tổng chiều dài hơn 1,3km này sẽ được hoàn thành lắp đặt sau 2 tháng.

Ga ngầm Bến Thành có chiều dài 236 m, rộng 60 m, sâu 32 m, quy mô 4 tầng. Ga ngầm này còn được gọi là Nhà ga trung tâm Bến Thành bởi ngoài phục vụ hành khách tuyến metro số 1 còn là điểm trung chuyển, kết nối các tuyến metro khác như tuyến số 2, 3A và số 4. Hiện các tầng của nhà ga đã hoàn thành kết cấu cơ bản, không gian bên dưới những tầng này đã trở nên thông thoáng.

Ga ngầm Bến Thành có chiều dài 236 m, rộng 60 m, sâu 32 m, quy mô 4 tầng. Ga ngầm này còn được gọi là Nhà ga trung tâm Bến Thành bởi ngoài phục vụ hành khách tuyến metro số 1 còn là điểm trung chuyển, kết nối các tuyến metro khác như tuyến số 2, 3A và số 4. Hiện các tầng của nhà ga đã hoàn thành kết cấu cơ bản, không gian bên dưới những tầng này đã trở nên thông thoáng.

Nhiều khu vực nhà ga đang được lắp hệ thống cơ điện, ống thông gió điều hoà, hệ thống nước. Hiện nhà ga Bến Thành đang gần về đích, các đơn vị tiếp tục hoàn thành hệ thống cơ điện, kiến trúc.

Nhiều khu vực nhà ga đang được lắp hệ thống cơ điện, ống thông gió điều hoà, hệ thống nước. Hiện nhà ga Bến Thành đang gần về đích, các đơn vị tiếp tục hoàn thành hệ thống cơ điện, kiến trúc.

Vòng tròn có chức năng đưa ánh sáng tự nhiên xuống phía dưới này có đường kính 15 m, rộng 176 m, cao 6 m tính từ sàn tầng 1 lên mặt đường, phía trên sẽ được lắp kính che mưa trong suốt. Hạng mục nổi bật của nhà ga này đã thi công xong phần thô, giàn giáo xung quanh đã được tháo dỡ. Đơn vị thi công nhà ga Bến Thành cho biết, sau nới lỏng giãn cách xã hội, các ông nhân không còn thực hiện “3 tại chỗ”, có khoảng 400 công nhân, kỹ sư đang làm việc bình thường trở lại trên công trường.

Vòng tròn có chức năng đưa ánh sáng tự nhiên xuống phía dưới này có đường kính 15 m, rộng 176 m, cao 6 m tính từ sàn tầng 1 lên mặt đường, phía trên sẽ được lắp kính che mưa trong suốt. Hạng mục nổi bật của nhà ga này đã thi công xong phần thô, giàn giáo xung quanh đã được tháo dỡ. Đơn vị thi công nhà ga Bến Thành cho biết, sau nới lỏng giãn cách xã hội, các ông nhân không còn thực hiện “3 tại chỗ”, có khoảng 400 công nhân, kỹ sư đang làm việc bình thường trở lại trên công trường.

Ga Nhà hát thành phố cùng với ga Ba Son là hai ga ngầm thuộc gói thầu CP1b đã 98,63% khối lượng. Ga được thiết kế ngầm dài 190m, rộng 26m, gồm 4 tầng, được khởi công xây dựng đầu tiên trong số 3 ga ngầm của dự án. Tầng B1 của ga cơ bản đã hoàn thiện, chỉ chờ lắp các hệ thống, thiết bị điện tử.

Ga Nhà hát thành phố cùng với ga Ba Son là hai ga ngầm thuộc gói thầu CP1b đã 98,63% khối lượng. Ga được thiết kế ngầm dài 190m, rộng 26m, gồm 4 tầng, được khởi công xây dựng đầu tiên trong số 3 ga ngầm của dự án. Tầng B1 của ga cơ bản đã hoàn thiện, chỉ chờ lắp các hệ thống, thiết bị điện tử.

Sảnh đợi với các hạng mục được thiết kế hiện đại, gam màu sáng khá đồng nhất. Tầng B1 được sử dụng với nhiều chức năng phục vụ hành khách (gồm sảnh đợi, khu vực bán vé, cổng thu phí tự động…), phòng hướng dẫn thông tin, văn phòng ga, phòng thiết bị…

Sảnh đợi với các hạng mục được thiết kế hiện đại, gam màu sáng khá đồng nhất. Tầng B1 được sử dụng với nhiều chức năng phục vụ hành khách (gồm sảnh đợi, khu vực bán vé, cổng thu phí tự động…), phòng hướng dẫn thông tin, văn phòng ga, phòng thiết bị…

Hiện tại các trụ kiểm soát vé tự động tại khu vực sảnh chính của nhà ga Nhà hát thành phố đã được lắp đặt.

Hiện tại các trụ kiểm soát vé tự động tại khu vực sảnh chính của nhà ga Nhà hát thành phố đã được lắp đặt.

Các nhóm công nhân đang lắp đặt, hoàn thiện một số phần thô, hạng mục còn lại tại sảnh ga.

Các nhóm công nhân đang lắp đặt, hoàn thiện một số phần thô, hạng mục còn lại tại sảnh ga.

Đầu tháng 5/2021, liên danh Nhà thầu Shimizu - Maeda đã hoàn thành cơ bản tầng B1 ga Ba Son thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ga Ba Son được thiết kế ngầm dài 240m, rộng 34,5m, độ sâu khoảng 20m gồm 2 tầng. Tầng 1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động…), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách.

Đầu tháng 5/2021, liên danh Nhà thầu Shimizu - Maeda đã hoàn thành cơ bản tầng B1 ga Ba Son thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ga Ba Son được thiết kế ngầm dài 240m, rộng 34,5m, độ sâu khoảng 20m gồm 2 tầng. Tầng 1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động…), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách.

Mỗi ga ngầm của dự án metro số 1 được thiết kế kiến trúc riêng, thể hiện tương đồng với cảnh quan từng khu vực. Ga Ba Son được thiết kế với màu sắc chủ đạo là màu xanh và các thiết kế hình lượn sóng tại trung tâm tầng 1, giúp khách đi tàu hình dung được sự tươi mát của dòng sông Sài Gòn. Đây cũng là nhà ga ngầm cuối cùng trước khi chuyển tiếp lên đoạn tàu chạy trên cao. Mặt bằng phía trên nhà ga ngầm này cũng đã được tái lập, xây dựng cảnh quan.

Mỗi ga ngầm của dự án metro số 1 được thiết kế kiến trúc riêng, thể hiện tương đồng với cảnh quan từng khu vực. Ga Ba Son được thiết kế với màu sắc chủ đạo là màu xanh và các thiết kế hình lượn sóng tại trung tâm tầng 1, giúp khách đi tàu hình dung được sự tươi mát của dòng sông Sài Gòn. Đây cũng là nhà ga ngầm cuối cùng trước khi chuyển tiếp lên đoạn tàu chạy trên cao. Mặt bằng phía trên nhà ga ngầm này cũng đã được tái lập, xây dựng cảnh quan.

Gói thầu CP2 (đoạn đi trên cao và depot) dài 17,1km từ ga Ba Son đến depot Long Bình, TP Thủ Đức đạt 93,93% khối lượng thi công. Đoạn trên cao bắt đầu từ ga Ba Son chạy qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, quận Bình Thạnh đã được lắp đường ray, cột treo dây điện…

Gói thầu CP2 (đoạn đi trên cao và depot) dài 17,1km từ ga Ba Son đến depot Long Bình, TP Thủ Đức đạt 93,93% khối lượng thi công. Đoạn trên cao bắt đầu từ ga Ba Son chạy qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, quận Bình Thạnh đã được lắp đường ray, cột treo dây điện…

Tuyến metro chạy song song qua đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh thuộc địa bàn phường 22, quận Bình Thạnh, trong đó ga Văn Thánh là nhà ga đầu tiên trong số 11 ga trên cao của dự án. 

Tuyến metro chạy song song qua đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh thuộc địa bàn phường 22, quận Bình Thạnh, trong đó ga Văn Thánh là nhà ga đầu tiên trong số 11 ga trên cao của dự án. 

Ga Tân Cảng, nằm bên cầu Sài Gòn là nhà ga có phần mái được thiết kế đặc biệt và ấn tượng hơn so với các nhà ga còn lại. Bên cạnh nhà ga là trạm biến áp, cùng với trạm tại Bình Thái (TP Thủ Đức) là hai trạm biến áp có nhiệm vụ tiếp nhận điện cung cấp cho toàn tuyến metro số 1. 

Ga Tân Cảng, nằm bên cầu Sài Gòn là nhà ga có phần mái được thiết kế đặc biệt và ấn tượng hơn so với các nhà ga còn lại. Bên cạnh nhà ga là trạm biến áp, cùng với trạm tại Bình Thái (TP Thủ Đức) là hai trạm biến áp có nhiệm vụ tiếp nhận điện cung cấp cho toàn tuyến metro số 1. 

Hiện tại, các nhà ga đã hoàn thành lợp mái, đơn vị thi công đang lắp đặt hệ thống thang máy, cơ điện, kiến trúc… 

Hiện tại, các nhà ga đã hoàn thành lợp mái, đơn vị thi công đang lắp đặt hệ thống thang máy, cơ điện, kiến trúc… 

Đoạn trên cao tuyến metro số 1 chạy dọc Xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn tới Suối Tiên, TP Thủ Đức. 

Đoạn trên cao tuyến metro số 1 chạy dọc Xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn tới Suối Tiên, TP Thủ Đức. 

Gói thầu CP3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) đến nay đã đạt khoảng hơn 74% khối lượng. Trong đó có 7/17 đoàn tàu đã có mặt tại TP.HCM. Các đoàn tàu sau khi vận chuyển từ Nhật Bản về cảng Khánh Hội, quận 4 được xe siêu trường siêu trọng di chuyển tới depot Long Bình và đặt lên đường ray tại đây.

Gói thầu CP3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) đến nay đã đạt khoảng hơn 74% khối lượng. Trong đó có 7/17 đoàn tàu đã có mặt tại TP.HCM. Các đoàn tàu sau khi vận chuyển từ Nhật Bản về cảng Khánh Hội, quận 4 được xe siêu trường siêu trọng di chuyển tới depot Long Bình và đặt lên đường ray tại đây.

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, tàu metro sẽ được chạy thử theo 3 giai đoạn chạy thử gồm: đoạn ga Bình Thái - depot Long Bình (TP Thủ Đức), đoạn từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận Bình Thạnh) và đoạn cuối cùng từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành (quận 1).

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, tàu metro sẽ được chạy thử theo 3 giai đoạn chạy thử gồm: đoạn ga Bình Thái - depot Long Bình (TP Thủ Đức), đoạn từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận Bình Thạnh) và đoạn cuối cùng từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành (quận 1).

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN