Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng

Khi trống chầu, nhạc hát Văn nhịp 7, nhịp 3 dồn dập vang lên, thanh đồng như “thoát xác” nhập hồn vào nhân vật diễn xướng

Màn diễn xướng hầu đồng là phần trình diễn được nhiều khán giả mong đợi nhất trong chương trình giao lưu “Chầu văn, dòng chảy âm nhạc tín ngưỡng người Việt” ngày 4/10 tại đình Kim Ngân (Hàng Bạc, Hà Nội).

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 1

Người diễn xướng hầu đồng thường được gọi là các “cậu đồng”, “thanh đồng” trước mỗi màn biểu diễn “cậu đồng” phải chuẩn bị trang phụ, trang điểm kỹ càng để hoá thân thành nhân vật thần thánh trong dân gian.

Hầu đồng cùng với hát Văn là một trong những hoạt động liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ, thường được thực hiện tại các đền, phủ thờ đạo Mẫu. Những người theo đạo Mẫu tin rằng, các hoạt động diễn xướng này  giúp con người có thể nhập hồn của thần linh. Từ đó, người ta có thể cầu mong thần linh ban cho sức khoẻ, tiền tài, quan lộc và sự vui vẻ trong cuộc sống.

Diễn viên chèo Hoàng Tiến Hưng (Nhà hát chèo Hà Nội), người tham gia diễn xướng hầu đồng nhiều năm chia sẻ: “Hầu đồng, hát văn là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu. Những hoạt động này cũng mang tính nghệ thuật sân khấu đặc sắc. Trong đó, yếu tố tâm linh là sức nặng chủ yếu lôi cuốn khán giả, để thể hiện thành công, người diễn phải đem được cái “thần” của diễn xướng hầu đồng lên sân khấu”. 

Một số hình ảnh diễn xướng hầu đồng trong chương trình “Chầu văn, dòng chảy âm nhạc tín ngưỡng người Việt” do diễn viên chèo Hoàng Tiến Hưng biểu diễn.

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 2

Trong tiếng nhạc Chầu Văn nhịp 7, nhịp 3 rộn rã, “thanh đồng” trùm mặt bằng vải điều đỏ, chuẩn bị “nhập thần”.

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 3

Khi “nhập thần”, các “thanh đồng” như trở thành một người khác

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 4

Hình ảnh “quan đệ nhị giám sát” oai phong trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 5

Kết thúc mỗi “giá chầu”, “thanh đồng” lại được trùm vải điều đỏ để hoá thân thành một nhân vật khác

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 6

“Thanh đồng” được trang điểm nhanh chóng để chuyển qua giá “Chầu Bé Bắc Lệ”.

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 7

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 8

 Hình ảnh cô gái “Chầu Bé” duyên dáng, yêu kiều

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 9

“Thanh đồng” hoá thân thành “Quan Hoàng Mười” oai phong lẫm liệt.

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 10

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 11

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 12

 Nhân vật “Cô Bé Suối Ngang” tung tăng nhảy múa khiến người xem thích thú.

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 13

Những nắm tiền lẻ tung ra, ban phát lộc cho những người xung quanh. Đây được coi là hoạt động làm mất đi tính lành mạnh, nghệ thuật trong diễn xướng hầu đồng. Nên khi biểu diễn trên sân khấu, ban tổ chức yêu cầu hạn chế phát lộc bằng tiền thật, không đốt tiền vàng trong mỗi giá chầu.

Tò mò xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng - 14

 Buổi biểu diễn thu hút được đông đảo khán giả đến xem

Video: Xem “thanh đồng thoát xác” hầu đồng trong nghi lễ chầu văn

Theo tài liệu nghiên cứu Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Tín ngưỡng thờ Mẫu, với diễn xướng hầu đồng, đã hình thành tại VN từ rất lâu và gắn với hàng chục hình tượng người phụ nữ là nhân vật lịch sử, hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương truyền là người mẹ của Thánh Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu...

Vào tháng tháng 3/2014, Việt Nam đã chính thức đệ trình UNESCO hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” xét đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Định – Hồng Phú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN