Thông tin mới nhất về "số phận" môn Lịch sử

Chiều tối 7-12, Ban tuyên giáo Trung ương chủ trì cuộc họp giữa Bộ GD&ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bàn về "số phận" của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Hội nghị đã thống nhất bỏ môn công dân với Tổ quốc trong chương trình THPT.

Sáng 8-12, PGS-TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã trao đổi với Pháp luật TP.HCM về những nội dung chính của cuộc họp.

PGS Nghiêm Đình Vỳ cho biết cuộc họp có nhiều ý kiến, trên tinh thần Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Bộ GD&ĐT thống nhất rõ vai trò, vị trí của môn lịch sử hể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Còn phương pháp dạy và học đổi mới thế nào sẽ có những tính toán tiếp theo sau đó.

Ông Vỳ cho biết hội nghị thống nhất ở cấp tiểu học tích hợp sâu những nội dung lịch sử và địa lý trong chương trình tiểu học hiện hành như nghị quyết của Quốc hội, đó là tích hợp ở lớp dưới, phân hóa mạnh ở lớp trên. Lịch sử sẽ được dạy qua các câu chuyện để tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh.

Đối với cấp THCS, hội nghị thống nhất không gọi là môn khoa học xã hội vì trong điều kiện Việt Nam hiện nay không phù hợp vì nếu gọi là môn khoa học xã hội thì phải bao gồm cả lịch sử, địa lý, kinh tế, luật pháp, chính trị…

Thông tin mới nhất về "số phận" môn Lịch sử - 1

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn trước QH chiều 16-11

Theo ông Vỳ, hội nghị đưa ra hai phương pháp cần nghiên cứu, thứ nhất có hai môn độc lập lịch sử và địa lý riêng. Thứ hai, có ý kiến đề nghị xây dựng môn lịch sử-địa lý tích hợp gồm phân môn lịch sử và phân môn địa lý, ngoài ra có chủ đề tích hợp, liên môn, những chủ đề chung...

“Có ý kiến cho rằng phần tích hợp nên 30% kiến thức, tuy nhiên ý kiến riêng tôi cho rằng điều này khó thực hiện được” - ông Vỳ nói.

Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết vấn đề này cần phải suy nghĩ thêm.

Cũng theo ông Vỳ, ở bậc THPT, lịch sử là môn học bắt buộc nhưng không tích hợp lịch sử vào môn công dân với Tổ quốc. Cấp THPT sẽ có lịch sử 1 và lịch sử 2, đó là một môn riêng, độc lập. Lịch sử 1 là môn bắt buộc đối với tất cả học sinh. Lịch sử 2 là chương trình nâng cao, dành cho khối chuyên khoa học xã hội. Đại diện Bộ GD&ĐT là Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chưa đưa ra ý kiến về vấn đề này.

Thông tin mới nhất về "số phận" môn Lịch sử - 2

GS Phan Huy Lê cho rằng nếu xóa bỏ môn lịch sử là điều rất nguy hiểm. 

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, đề nghị môn lịch sử phải là bắt buộc, với lý do ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới,  lịch sử là quốc sử cùng với quốc văn và quốc ngữ.

Kết luận tại cuộc họp, ông Vũ Ngọc Hoàng khẳng định lại vị trí và vai trò của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ông Hoàng đề nghị lịch sử trong chương trình THPT phải là môn độc lập và bắt buộc với hai môn lịch sử 1 (bắt buộc với tất cả học sinh) và lịch sử 2 (môn tự chọn đối với học sinh học nâng cao).

Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn lịch sử được tích hợp vào các môn khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN