Suýt chết vì nướng mực bằng cồn

Theo BS Nguyễn Thống Thống Khoa Bỏng, BV Xanh Pôn kể từ đầu hè bệnh viện đã tiếp nhận gần 50 ca bị bỏng nặng do nướng mực bằng cồn. Hôm nay (1/8) bệnh viện cũng tiếp nhận thêm 2 bệnh nhân bỏng rất nặng vì bất cẩn khi nướng mực .

Bác sĩ Nguyễn Thống cho biết, ngày 1/8, đang tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân bị bỏng nặng do nướng mực bằng cồn.

Trường hợp gần đây nhất là em N.K.C. 20 tuổi, sinh viên Đại học Xây Dựng nhập viện cấp cứu đêm 31/7. Được biết, C dùng cồn nướng mực do có hơi men C không thấy lửa đã tắt hay chưa mà tiếp tục đổ cồn vào ngọn lửa đang cháy, hậu quả C bị bỏng rất nặng.

Trước đó, chị N.T.H. 32 tuổi, ngụ ở quận Đống Đa, Hà Nội bị phỏng độ 3. Diện tích bỏng chiếm khoảng 60% cơ thể. Dù đã qua cơn nguy kịch, nhưng cơ thể chị H vẫn quấn băng trắng kín mít, tổn thương toàn bộ khuôn mặt, tóc cháy xém.

Suýt chết vì nướng mực bằng cồn - 1

Sau 1 tháng điều trị, sức khỏe chị H đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh: Thu Trịnh)

Gia đình chị H cho biết: “Trong lúc nướng, H thấy mực chưa chín nên đổ thêm cồn. Lửa bùng lên, bắt vào quần áo nên bị bỏng nặng. Tai nạn xảy ra ở nơi làm việc, không tiện lấy nước sơ cứu khiến H bị bỏng nặng”.

Suýt chết vì nướng mực bằng cồn - 2

Bệnh nhân N.K.C có thể phải cấy ghép da do bị bỏng quá nặng. (Ảnh: Thu Trịnh)

Trực tiếp điều trị cho hai trường bỏng nặng do nướng mực bằng cồn, BS Nguyễn Thống cho biết, hai bệnh nhân bị bỏng rất nặng nên có thể phải cấy ghép da. Để phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân phải điều trị ít nhất 2 đến 3 tháng.

Theo BS Thống từ đầu hè, Khoa Bỏng, BV Xanh Pôn tiếp nhận gần 50 ca bị bỏng nặng do nướng mực bằng cồn. Lý giải số ca bỏng nặng do cồn tăng đột biến, BS Thống cho biết: “Bỏng theo mùa. Mùa hè người dân đi nghỉ mát nhiều thường mua mực làm quà biếu. Hơn nữa người sử dựng thường dùng cồn nướng cho tiện mà không biết điều này gây hậu quả rất lớn thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng”.

Chứng kiến nhiều tai nạn thương tâm, BS Thống khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên nướng mực bằng cồn. Nếu muốn nướng mực chỉ nên dùng than  than củi.

Đối với bệnh nhân bỏng, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Cách tốt nhất để giảm nhiệt cho vùng bị bỏng là ngâm nước lạnh sạch làm mát vết thương. Nước lạnh giúp bệnh nhân không bị đau, không phù nề và hạn chế tổn thương tiếp theo. Tuyệt đối không dùng đá lạnh để chườm vì bệnh nhân có thể bị bỏng kép (nóng và lạnh). Trường hợp quần áo bị cháy dính vào da cần dùng kéo cắt nhẹ nhàng, không thao tác mạnh làm lột da nạn nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Trịnh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN