Pakistan: Tòa ra lệnh bắt Thủ tướng
Tòa án tối cao Pakistan vừa ra lệnh bắt Thủ tướng vì tham nhũng trong các dự án điện. Hạn để các cơ quan chức năng thực hiện việc này là 24 giờ.
Quyết định này được đưa ra khi một tu sĩ được lòng nhiều người, và cũng được quân đội hậu thuẫn, yêu cầu giải tán nghị viện, và chính phủ từ chức trước các cuộc biểu tình tập hợp hàng nghìn người giữa trung tâm thủ đô Islamabad.
Tòa án tối cao ra thời hạn 24 giờ đồng hồ để cơ quan chức năng bắt Thủ tướng Raja Pervez Ashraf và 16 người khác.
Người biểu tình ngồi cạnh poster in ảnh của tu sĩ Qadri để đòi giải tán chính phủ
Trong bài phát biểu dài 40 phút trên bản tin sáng nay, tu sĩ Tahir-ul-Qadri, nói với những người ủng hộ rằng sứ mệnh của chính phủ đã kết thúc, và kêu gọi những người biểu tình đập phá những container chặn đường vào trụ sở chính phủ và biểu tình hòa bình ở khu vực thường được gọi là “vùng đỏ” ở Islamabad.
Hưởng ứng lời kêu gọi đó, khoảng 30.000 người đã tụ tập trên đại lộ chính dẫn vào trụ sở của chính phủ, giương cao ảnh của ông Qadri để kêu gọi cách cách hệ thống bầu cử, như việc bảo đảm rằng các ứng cử viên tranh cử không tham nhũng.
Vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với chính phủ dân sự do Mỹ hậu thuẫn, nhưng trát của tòa và phong trào biểu tình rầm rộ nằm trong chuỗi hàng loạt thách thức mà chính phủ đang phải đối mặt.
Trong bài phát biểu trên bản tin, ông Qadri ca ngợi quân đội và hệ thống tư pháp. “Chính phủ đã lãng phí và đem lại những điều tồi tệ cho lực lượng vũ trang của chúng ta, những người cực kỳ chân thật, giỏi giang và chuyên nghiệp. Nhưng họ không thể làm được gì vì chính phủ không có khả năng tạo ra điều gì tốt đẹp trên mảnh đất này”.
Ông Qadri dọa sẽ cắm trại ở khu vực gần nghị viện cùng với hàng nghìn người ủng hộ cho đến khi yêu cầu giải tán cơ quan lập pháp và thông báo thành lập một chính phủ biết chăm lo cho dân được đáp ứng. Mục sư này mới trở về từ Canada để lãnh đạo phong trào kêu gọi cải tổ.
Lực lượng an ninh đã bắn chỉ thiên và dùng hơi cay để cố giải tán đám đông. Bộ trưởng nội vụ Rehman Malik phát biểu trên kênh truyền hình địa phương rằng chính phủ sẽ không nhượng bộ ông Qadri. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận sức ép của Qadri vì yêu cầu của ông ta là không phàu hợp với hiến pháp”, ông Malik nói.
Phong trào do ông Qadri đứng đầu khiến người Pakistan bị chia rẽ. Một bộ phận cho rằng ông là biểu tượng của cải cách, một số người coi ông là con rối của quan đội – trước đó từng lật đổ chính phủ và can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Nhưng Qadri có thể huy động hàng nghìn người từ tổ chức hồi giáo Minhaj-ul-Quran. Tổ chức này đang điều hành mạng lưới trường học, bệnh viện, và thường tổ chức cứu hộ các nạn nhân hứng chịu thảm họa thiên tai.