Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, xin giới thiệu chùm ảnh tư liệu về những biểu tượng của Sài Gòn xưa và TP. Hồ Chí Minh hôm nay được thực hiện vào những ngày đầu tháng 4 lịch sử.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 1
Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 2
Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 3
Nhà thờ Đức Bà – tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài thành đã tồn tại hơn 100 năm, vắt qua 3 thế kỷ do kiến trúc sư J. Bourard thiết kế và giám sát xây dựng từ năm 1877-1880 hoàn thành. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vịt đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc tươi hồng.

Đến năm 1895 nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m. Đến năm 1958 thì tượng Đức Mẹ Hòa Bình được đặt tạc bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Năm 1959, tượng Đức Mẹ được được di chuyển lên bệ đá và được làm lễ “xức dầu” tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 4
Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 5
Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 6

Thương xá Tax được người Pháp xây cách đây 130 năm, trở thành biểu tượng của người dân thành phố. Đài phun nước trước thương xá với hàng liễu rũ bóng giờ chỉ còn là ký ức đẹp của người dân thành phố. Hiện tại, Thương xá Tax đã đóng cửa để phục vụ dự án metro, đồng thời xây dựng thành trung tâm thương mại mới.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 7

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 8
Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 9
Cầu Mống được thiết kế theo kiểu vòng mống, cầu bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất ở thành phố này. Cầu do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894, dài 128m, rộng 5,2m, lề bộ hành rộng 0,5m, xây bằng thép kiên cố.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 10

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 11

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, khoảng 6000m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3). Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Đây là một trong số những công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc Phật Giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.

Chùa được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1971, so với trước đây, hiện tại ngôi chùa không có thay đổi nhiều về kiến trúc, chỉ có đặt thêm một bức tượng bằng Phật Quan âm bồ tát ở phía trước.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 12
Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 13
Một góc chợ Bình Tây (Chợ Lớn) là khu chợ đầu mối trong đời sống sinh hoạt người Hoa ở Sài Gòn nói riêng, người dân Sài Gòn nói riêng. Đây là khu chợ cổ kính và sầm uất bậc nhất thành phố, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XX. Chợ được xây dựng trên diện tích 17.000m2 thuộc thôn Bình Tây cũ theo lối kiến trúc cổ mang đậm phong cách Á Đông. Chợ Bình Tây có trên 2.300 quầy sạp kinh doanh với hơn 30 nhóm ngành hàng, hàng năm có trên 120.000 lượt khách du lịch nước ngoài đến tham quan và mua sắm.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 14

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 15
Hồ con Rùa xưa và nay

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 16

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 17
Với hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, đường Đồng Khởi nằm ở phường Bến Nghé,Q1 được mệnh danh là một trong những con đường xưa nhất và nổi tiếng nhất TP. Hồ Chí Minh. Đường có chiều dài 630m bắt đầu từ công trường Công Xã Paris cho đến đường Tôn Đức Thắng.

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 18

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 19

Đường phố Sài Gòn xưa và nay đã thay đổi rất nhiều. TP. Hồ Chí Minh ngày nay đã xây dựng và mở rộng nhiều tuyến đường lớn ở các cửa ngõ phía Đông, phía Tây Sài Gòn. 

Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 20
Những biểu tượng Sài Gòn xưa và nay - 21

Miếu Nhị Phủ hay còn gọi là chùa ông Bổn tọa lạc tại 264 đường Hải Thượng Lãn Ông (phường 14, Q.5). Miếu Nhị Phủ được lập nên do sự đóng góp của người Hoa gốc ở hai phủ Tuyền CHâu và Chương Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc). Từ khi thành lập cho đến nay, miếu Nhị Phủ đã qua ba lần trùng tù lớn vào những năm 1875,1901 và 1990. Nơi đây được đánh già là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật điêu trúc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị về tín ngưỡng là nơi quy tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Hoa gốc Phúc Kiến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Tuấn (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN