Ngôi nhà hơn trăm cột của phú hộ xưa ở miền Tây
Ngoài nét cổ kính, ngôi nhà hơn trăm tuổi của phú hộ xưa ở miền Tây còn độc đáo khi có 120 cột nhà làm bằng gỗ quý.
Nhà trăm cột tọa lạc tại ấp Cầu Ngang (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An) được xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau 5 năm
Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa. Ông Hoa vốn là một phú hộ, thành viên hội đồng quản hạt vùng Chợ Lớn đồng thời cũng là hương sư làng Long Hựu. Với lòng đam mê nghệ thuật, ông Hoa đã bỏ ra một số tiền khá lớn để hình thành công trình này
Nhà có chiều ngang 21m, dài 42m được xây dựng trên một doi đất cù lao rộng lớn mà ngày xưa được gọi là Long Hựu thôn, tổng Lộc Thành, tỉnh Chợ Lớn
Ngôi nhà có 120 cột, trong đó có 68 cột chính, những cột còn lại nhỏ hình vuông. Trong 5 năm xây dựng ngôi nhà này, ông Hoa phải mất 2 năm làm nền móng và 3 năm tập trung chạm trổ hoa văn nội thất
Ngôi nhà được các nghệ nhân ở Huế thực hiện theo kiểu nhà rường Huế pha lẫn một chút sắc thái của địa phương miền Nam tạo thành một tác phẩm độc đáo
Nhà trăm cột có mặt tiền hướng về phía tây bắc, cột, kèo được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ quý như cẩm lai, mun, gõ… Các bộ phận kết cấu chính như trính kèo đều chạy chỉ và uốn cong
Những họa tiết, chạm khắc trong ngôi nhà rất tinh xảo
Nhà được chia ra làm 2 phần, nhà chính gồm 3 gian nơi để tiếp khách, thờ phượng và 2 chái dùng trong sinh hoạt ăn ở nấu nướng
Những vật dụng trong nhà có tuổi đời cả trăm năm và đều làm bằng gỗ quý
Mái lợp ngói âm dương
Khu vực nhà dưới làm nơi ngủ của gia đình. Hai dãy nhà hai bên là nhà bếp. Ở giữa hai dãy nhà bếp còn có sân được thiết kế để phơi lúa
Hiện chủ nhân ngôi nhà này là bà Trần Thị Ngỏ (70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa). Chồng bà ngỏ là cháu nội của ông Hoa nhưng cũng đã mất cách đây nhiều năm. “Ngôi nhà này đã trải qua 6 đời sống ở đây, giờ tôi trông coi chính. Các con cháu cũng cố gắng giữ gìn những gì cha ông để lại. Năm 1997, ngôi nhà được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia”, bà Ngỏ nói
Trải qua thời gian, một số hạng mục trong ngôi nhà cổ cũng xuống cấp, các tường xuất hiện nhiều vết nứt
Hơn 1 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo”...