Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ

Sự kiện: Bão số 4 Noru

Tại khu vực huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mưa như trút nước, biển động dữ dội, những đợt sóng ập vào bờ cao 4m-5m.

Diễn biến
13h
Mưa to, gió giật nhiều nơi trên đất liền

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 12h trưa nay (27/9), bão số 4 Noru đang ở cách Đà Nẵng – Quảng Ngãi khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 14-15 (150-183 km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15-20km/giờ.

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 1

Hiện nay (27/9), nhiều nơi ở Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to và dông. Một số nơi đã ghi nhận gió mạnh đạt cấp 5.

Dự báo, từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 300-400mm, có nơi trên 450mm; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Ảnh mây vệ tinh bão số 4 lúc 12h trưa nay. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

Ảnh mây vệ tinh bão số 4 lúc 12h trưa nay. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

Từ đêm 27/9 đến đêm 28/9, khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 200mm.

Ngày và đêm 28/9, ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 100mm.

Chiều và đêm 27/9, ở khu vực từ Phú Yên đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Tạm dừng hoạt động 10 sân bay

10 sân bay đóng cửa, hàng trăm chuyến bay bị huỷ chuyến

Trưa 27/9, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đã đóng cửa thêm 5 sân bay do ảnh hưởng của cơn bão số 4 Noru gồm: Vinh (Nghệ An) từ 3h ngày 28/9 đến 16h ngày 28/9; Đồng Hới (Quảng Bình) từ 22h ngày 27/9 đến 20h ngày 28/9; Tuy Hòa (Phú Yên) từ 15h30 ngày 27/9 đến 8h ngày 28/9; Buôn Ma Thuật (Đắk Lắk) từ 12h ngày 27/9 đến 11h59 ngày 28/9; Liên Khương (Lâm Đồng) từ 16h ngày 27/9 đến 15h59 ngày 28/9.

Trước đó, Cảng vụ hàng không miền Trung đã quyết định tạm dừng khai thác 5 sân bay gồm: Chu Lai (Quảng Nam) từ 7h ngày 27/9 đến 7h ngày 28/9.

Các sân bay Đà Nẵng; Phú Bài (Thừa Thiên Huế); Phù Cát (Quy Nhơn, Bình Định); Pleiku (Gia Lai) tạm ngừng tiếp nhận tàu bay từ 12h00 ngày 27/9 đến 11h59 ngày 28/9/2022.

Như vậy, đến nay đã có 10 sân bay phải tạm đóng cửa do ảnh hưởng của cơn bão số 4 Noru.

Nhiều tỉnh miền Trung yêu cầu người dân không ra khỏi nhà

Tỉnh Quảng Ngãi: Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất từ 12h ngày 27/9, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước được nghỉ làm việc cho đến khi có thông báo mới từ cấp có thẩm quyền, trừ những người được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phân công tham gia phòng chống lụt, bão của cơ quan, đơn vị mình.

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 3

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 4  Lực lượng bộ đội ở Lý Sơn  giúp dân đối phó với bão Noru

 Lực lượng bộ đội ở Lý Sơn  giúp dân đối phó với bão Noru

Riêng huyện Lý Sơn thông báo và không để người dân ra khỏi nhà, nơi cư trú kể từ 10h ngày 27/9 để đảm bảo an toàn tính mạng cho đến khi hết gió mạnh.

Clip biển ở Lý Sơn có sóng to, gió lớn. Nguồn: Người lao động

TP Đà Nẵng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã ra văn bản số 5309 yêu cầu người dân (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ) không ra khỏi nhà bắt đầu từ 20h ngày 27/9/2022 cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Các địa phương, đơn vị tuyệt đối không để người ở lại trên các tàu cá, lán trại tạm công trình đang xây dựng kể từ 14h00 ngày 27/9 cho đến khi có tin cuối cùng về cơn bão số 4. Cùng với đó, các lực lượng chức năng khẩn trương tổ chức sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vùng núi, vùng ven sông suối, ven biển, các vùng thấp trũng, ngập úng đến nơi an toàn và phải hoàn thành trước 14h00 ngày 27/9.

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu người dân không ra khỏi nhà kể từ 18 giờ ngày 27/9 cho đến khi có thông báo mới.

UBND tỉnh cũng có ý kiến cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh nghỉ làm việc từ 12 giờ ngày 27/9 đến hết ngày 28/9. Trừ các bộ phận liên quan đến phòng, chống thiên tai và các lực lượng khác do thủ trưởng đơn vị quyết định.

Tỉnh Thừa Thiên Huế: UBND tỉnh yêu cầu các UBND các huyện, thị xã và TP Huế tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn bắt đầu từ 9h ngày 27/9 và hoàn thành trước 12h cùng ngày.

Đặc biệt, địa phương cũng yêu cầu người dân không được ra đường từ 21h ngày 27/9 đến khi có thông báo mới, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt. Các khu chợ truyền thống tạm ngừng mua bán từ 14h ngày 27/9.

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó bão số 4 “cao hơn 1 cấp”

Tại cuộc họp chỉ đạo ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4 sáng nay (27/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với quan điểm công tác phòng chống bão phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống “cao hơn 1 cấp” để có sự chủ động chuẩn bị. Nếu chuẩn bị tốt, khi cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh hơn dự kiến thì vẫn bảo đảm an toàn, ngược lại nếu bão đổ bộ mạnh hơn dự kiến mà không chuẩn bị tốt thì thiệt hại sẽ lớn.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt nhất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.

Cương quyết di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, ven biển, cửa sông, nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu. Việc sơ tán dân, nhất là vùng ven biển phải hoàn thành sớm nhất thể, trước khi bão đổ bộ, cần thiết thì cưỡng chế sơ tán để bảo đảm an toàn.

13h30
Thủ tướng tiếp tục ra công điện yêu cầu ứng phó khẩn cấp với bão số 4 Noru

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ảnh VGP/Nhật Bắc

Nhận định bão số 4 dự báo với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn, đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta, trưa 27/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục có Công điện số 865 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão này.

Diễn biến của bão còn rất phức tạp, khó dự báo, trong khi khả năng chống chịu của nhà dân, cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, an toàn khi xảy ra bão mạnh hết sức khó khăn.

13h40

Ngày 27/9, Sở GTVT Đà Nẵng đã thông báo báo tạm dừng hoạt động các tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố và hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe từ 0h ngày 27/9 đến khi có thông báo hoạt động trở lại đêt tập trung ứng phó với bão số 4 Noro. 

Trước đó, Sở Giao thông vận tải đã triển khai công tác di dời tất cả tàu du lịch về khu vực tránh trú bão trên sông Cổ Cò.

14h
Không đi vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khi bão Noru đổ bộ

Trong điện khẩn ứng phó với siêu bão Noru, Cục CSGT (Bộ Công an) yêu cầu Công an Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cảnh báo tài xế và người dân không đi vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trong thời gian bão hoạt động. Nguyên nhân là trên tuyến này không có khu vực đảm bảo an toàn để dừng, đỗ tránh trú bão trong trường hợp khẩn cấp.

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Đà Nẵng cũng phát đi thông báo: Từ 20h tối 27/9, thành phố sẽ cấm người dân (trừ lực lượng công vụ) ra đường. Trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn, lực lượng CSGT phối hợp các đơn vị chức năng ngăn không cho phương tiện vãng lai, xe chạy đường dài qua lại Đà Nẵng từ 20h tối 27/9.

Các phương tiện buộc dừng ở phía Bắc hoặc phía Nam thành phố. Tài xế và phương tiện sẽ được bố trí tại 3 địa điểm được khảo sát, xác định an toàn gồm bãi đậu và nhà điều hành của Hamadeco (đơn vị vận hành hầm Hải Vân); khu vực Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; khu vực làm việc của Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đầu trạm thu phí Túy Loan.

14h30
Bão cách Đà Nẵng – Quảng Ngãi 270km

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 7

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11, đảo Phú Quý gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Hồi 13h ngày 27/9, tâm bão số 4 đang ở trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km.

Ảnh VGP

Ảnh VGP

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã kích hoạt các thành viên đội ứng phó thảm họa của Trung ương Hội và tại các tỉnh.

Hiện, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam có 1 đội ứng phó thảm họa của Trung ương Hội, 37 đội ứng phó thảm họa Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam tại các tỉnh, 671 đội ứng phó thảm họa cấp cộng đồng với 14.000 thành viên.

Hàng hóa dự trữ tại Trung ương Hội gồm 4.900 thùng hàng gia đình, hơn 2.000 bộ dụng cụ sửa nhà, hơn 1.600 tấm bạt, máy lọc nước, bột lọc nước, bình lọc nước, nhà bạt…

15h
Huyện đảo Lý Sơn gió rít liên hồi

Clip mưa gió ở huyện đảo Lý Sơn. Nguồn: V.C

Tại khu vực huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mưa đã bắt đầu nặng hạt kèm gió rít liên hồi. Nhiều cây xanh bị đổ, gãy do gió lớn.

“Do ảnh hưởng của bão nên huyện đảo đang có mưa mỗi lúc một lớn kèm gió rít. Chúng tôi chỉ ở trong nhà để đảm bảo an toàn. Việc gia cố, chằng chéo nhà cửa đã được người dân thực hiện và hoàn thành từ chiều hôm qua”, một người dân ở Lý Sơn cho biết.

Cũng trong sáng nay, hàng chục nghìn hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đã được chính quyền tỉnh Quảng Ngãi di chuyển đến các điểm tập trung. Tại huyện Bình Sơn, vùng tâm điểm được dự báo ảnh hưởng nặng của bão đã di dời hơn 35.000 người. Cơ quan, trường học, ký túc xá đều được trưng dụng để cho người dân vào tránh trú.

15h30
Người đàn ông bị ngã từ mái nhà xuống đất khi đang chống bão

Lãnh đạo UBND xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, trong quá trình di dân khỏi nơi dễ bị sạt lở, công an xã đã phát hiện và sơ cứu cho một người đàn ông 54 tuổi trên địa bàn xã bị ngã từ trên mái nhà cấp 4 xuống đất trong quá trình chẳng chống nhà cửa để tránh bão Noro.

Theo lãnh đạo xã Lộc Tiến, hiện sức khoẻ người đàn ông này đã dần ổn định, chỉ bị thương nhẹ. Chính quyền địa phương đã sơ tán hơn 600 người dân đến nơi an toàn để tránh bão.

Lực lượng dân quân xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế giúp dân vùng xung yếu giằng chống nhà cửa. Ảnh báo Thừa Thiên – Huế.

Lực lượng dân quân xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế giúp dân vùng xung yếu giằng chống nhà cửa. Ảnh báo Thừa Thiên – Huế.

15h40

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho hay, thời tiết trên biển tại các tỉnh miền Trung đang rất xấu, hầu hết đều mưa lớn, gió giật mạnh và sóng to.

Thời tiết trên biển tại các tỉnh miền Trung đang rất xấu. Ảnh: Tổng cục PCTT

Thời tiết trên biển tại các tỉnh miền Trung đang rất xấu. Ảnh: Tổng cục PCTT

16h

Hàng ngàn người dân vùng xung yếu, trên các ghe thuyền đang được lực lượng chức năng TP Đà Nẵng di dời, cưỡng chế di dời trước giờ bão đổ bộ.

Hàng ngàn người dân vùng xung yếu, trên các ghe thuyền đang được lực lượng chức năng TP Đà Nẵng di dời, cưỡng chế di dời trước giờ bão đổ bộ.

Một số khách sạn, nhà hàng tại Đà Nẵng hối hả chằng chống, thuê loạt container chắn bão.

Một số khách sạn, nhà hàng tại Đà Nẵng hối hả chằng chống, thuê loạt container chắn bão.

16h50
Đà Nẵng, Quảng Trị mưa to, gió giật mạnh

Một số tuyến đường tại Đà Nẵng bắt đầu ngập úng. Khu vực ven sông Hàn Đà Nẵng bắt đầu có gió lớn. Tại Quảng Trị xuất hiện mưa to, gió giật mạnh. 

Nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng bắt đầu ngập. Ảnh: PLO

Nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng bắt đầu ngập. Ảnh: PLO

Trao đổi với PV, ông Trần Quang Lộc - Chánh Văn phòng huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) cho hay, trên địa vừa xảy ra một vụ lốc xoáy gây sập hoàn toàn một ngôi nhà; nhiều nhà, hàng quán khác bị tốc mái; cây cối bị quật đổ tại chợ Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt.

“Đây là trận lốc xoáy trước bão chứ bão chưa vào. Vụ việc không gây thiệt hại về người. Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch UBND huyện đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo khắc phục.

Hiện địa bàn đang có mưa lớn nhiều nơi, công tác ứng phó với bão số 4 đã hoàn thành”, ông Lộc cho hay.

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 14Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 15

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 16

Mưa to, gió lớn khiến nhiều ngôi nhà ở Quảng Trị bị tốc mãi, hư hỏng nặng. Ảnh: Tôi người Gio Linh

Mưa to, gió lớn khiến nhiều ngôi nhà ở Quảng Trị bị tốc mãi, hư hỏng nặng. Ảnh: Tôi người Gio Linh

Cây cối đổ gãy ngang đường. Ảnh: Tôi người Gio Linh

Cây cối đổ gãy ngang đường. Ảnh: Tôi người Gio Linh

17h25

Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) Trần Úc cho biết, đến nay đã có 9 người dân bị thương do chằng chống nhà cửa để chống bão Noro, đang được điều trị ở các bệnh viện.

Theo ông Úc, hiện tại trên địa bàn thị xã trời đang bắt đầu mưa, có gió nhẹ. Những người dân bị thương không quá nặng, đang được theo dõi tại bệnh viện.

Người dân đảo Long Thạnh Tây (xã Tam Hải, Núi Thành) được sơ tán vào đất liền tránh bão. Ảnh: báo Quảng Nam.

Người dân đảo Long Thạnh Tây (xã Tam Hải, Núi Thành) được sơ tán vào đất liền tránh bão. Ảnh: báo Quảng Nam.

17h30
Bão tiến về đất liền, có dấu hiệu giảm cấp

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16h chiều nay (27/9), bão số 4 Noru đang cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 210km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giảm khoảng 1 cấp so với lúc sáng, xuống cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ.

Vị trí và đường đi của cơn bão (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

Vị trí và đường đi của cơn bão (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

17h50

Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mưa rất to kèm gió giật mạnh đã làm gãy đổ một số cây xanh. Các tuyến đường chính trên đảo vắng vẻ người qua lại, nhiều hàng quán, nhà dân đóng cửa. Chính quyền địa phương cũng đã khuyến cáo người dân không được ra đường để đảm bảo an toàn.

Nhiều người dân ở Lý Sơn cho biết đã chứng kiến nhiều cơn bão gây thiệt hại khủng khiếp nên giờ nghe bão lớn nên trú ẩn trong nhà cho an toàn.

Clip mưa rất to kèm gió giật mạnh tại tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi):

Trong khi đó, theo báo Quảng Trị, chiều 27/9, một trận lốc xoáy kèm mưa lớn quét qua thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã gây thiệt hại nặng nề dù bão Noru chưa vào đất liền.

Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa cho biết, đến thời điểm hiện tại, thị trấn Cửa Việt có 180 hàng quán, ki ốt và 120 nhà dân bị sập, tốc mái; 3 người bị thương, trong đó có 1 người bị thương tương đối nặng. Hiện lực lượng chức năng đang tích cực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng ổn định sinh hoạt, khắc phục thiệt hại.

Nhiều nhà mái ngói bị tốc mái tại thị trấn Cửa Việt. Ảnh: báo Quảng Trị

Nhiều nhà mái ngói bị tốc mái tại thị trấn Cửa Việt. Ảnh: báo Quảng Trị

Trận lốc xoáy khiến nhiều ngôi nhà hư hỏng và 3 người bị thương. Ảnh: báo Quảng Trị

Trận lốc xoáy khiến nhiều ngôi nhà hư hỏng và 3 người bị thương. Ảnh: báo Quảng Trị

18h

Thượng tá Phạm Quang Huy, Phó cục trưởng Cục CSGT cho biết, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình, Đắk Lắk, Khánh Hòa đã sẵn sàng bố trí lực lượng túc trực trên trục quốc lộ.

Dự kiến từ 22h tối 27/9, CSGT sẽ chốt chặn, hướng dẫn các lái xe đường dài tìm nơi dừng nghỉ, không cho đi vào khu vực tâm bão, chờ bão qua mới tiếp tục di chuyển.

Trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dự kiến khoảng 22h ngày 27/9, đơn vị sẽ cấm xe lưu thông vào.

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 23

Cảnh sát giúp người dân sơ tán bão

Cảnh sát giúp người dân sơ tán bão

18h30

Gió rít thổi mạnh tại Sơn Trà, Đà Nẵng (Nguồn: Cục CSGT)

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, lúc 18 giờ ngày 27/9, bão số 4 đang cách Đà Nẵng khoảng 220km, cách Quảng Nam khoảng 201km, cách Quảng Ngãi khoảng 174km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vẫn duy trì cấp 14 (150-166 km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương có mặt tại khu vực xảy ra trận lốc xoáy ở thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) để thăm hỏi và chỉ đạo khắc phục hậu quả. Ảnh VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương có mặt tại khu vực xảy ra trận lốc xoáy ở thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) để thăm hỏi và chỉ đạo khắc phục hậu quả. Ảnh VGP/Đức Tuân

19h

Clip: Gió giật ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Lý Sơn

19h30

Lãnh đạo huyện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị cho biết, tại đảo có mưa to, lực lượng chức năng đã đưa khoảng 300 người dân, công nhân lao động vào trú ở hầm trú ẩn. Địa phương đã chủ động chằng chống nhà cửa nên chưa có thiệt hại.

Trước đó, để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã chằng chống tàu, thuyền. Ảnh: Huyện đảo Cồn Cỏ

Trước đó, để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã chằng chống tàu, thuyền. Ảnh: Huyện đảo Cồn Cỏ

20h20
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Nếu cần có thể họp điều hành xuyên đêm

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Ban đã tiến hành họp trực tuyến để nắm bắt thông tin, diễn biến và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru) sắp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Ảnh: Người lao động

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Ban đã tiến hành họp trực tuyến để nắm bắt thông tin, diễn biến và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru) sắp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Ảnh: Người lao động

Chiều tối 27/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp rà soát công tác ứng phó bão số 4 tại đầu cầu UBND tỉnh Quảng Trị. Dự họp có lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão số 4.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, chống bão phải tận dụng từng giờ, vừa họp vừa điều hành.

Ngay trong tối nay, Phó Thủ tướng sẽ tiếp tục về Thừa Thiên Huế họp điều hành, nếu cần thiết, có thể họp điều hành xuyên đêm.

“Đêm nay, phòng họp trực tuyến của các địa phương phải mở”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.

20h30

Tại Đà Nẵng, trao đổi với PV, anh Bùi Thụ (huyện Hòa Vang) và chị Hồng Hạnh (quận Hải Châu) cho biết, trời đang mưa theo từng cơn nhưng ngày càng nặng hạt hơn.

"Trời vừa đổ mưa như trút nước nhưng sau đó ít phút lượng mưa giảm", anh Thụ cho hay.

Trong khi đó, chị Phạm Minh Chi ở quận Cẩm Lệ cho biết, gió bắt đầu mạnh hơn. Gia đình chị cũng đã chuẩn bị kỹ các biện pháp phòng chống bão, cả nhà ở yên trong nhà không ra ngoài phòng nguy hiểm.

Phó trưởng phòng CSGT Đà Nẵng Đoàn Ngọc Minh Tuấn đến thăm và tặng quà cho bà con đến tránh trú bão tại trạm CSGT Hòa Hiệp.

Phó trưởng phòng CSGT Đà Nẵng Đoàn Ngọc Minh Tuấn đến thăm và tặng quà cho bà con đến tránh trú bão tại trạm CSGT Hòa Hiệp.

Một gia đình ở Đà Nẵng phải gia cố bộ cửa để tránh bão giật bay.

Một gia đình ở Đà Nẵng phải gia cố bộ cửa để tránh bão giật bay.

Theo báo Quảng Nam, thời điểm này tại TP Tam Kỳ mưa đã dần nặng hạt, gió giật nhẹ, tuân thủ theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, người dân đã không ra ngoài đường. Một số tuyến phố thường ngày đông đúc đã vắng tanh, không một bóng người.

Tại TP Tam Kỳ, mưa dã dần nặng hạt. Ảnh: Báo Quảng Nam

Tại TP Tam Kỳ, mưa dã dần nặng hạt. Ảnh: Báo Quảng Nam

20h40
Bão đang cách đất liền 180km

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 31

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19h tối nay (27/9), bão số 4 Noru đang ở cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Phú Quý có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8...

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 4 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần.

21h

Đà Nẵng:

Từ 20h tối nay 27/9, Đà Nẵng bắt đầu cấm đường. Người dân được yêu cầu không ra đường (trừ lực lượng làm nhiệm vụ) để đảm bảo an toàn.

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 32

Trước đó, từ 17h chiều nay, nhiều cây xanh tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đã gãy đổ khi bão còn cách đất liền hơn 200km. Báo cáo từ Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cho hay, đến thời điểm ngày hôm nay, Công ty Cây xanh đô thị chỉ mới cắt tỉa được 57% so với kế hoạch cắt tỉa toàn bộ cây xanh đô thị thành phố.

Gió to cũng khiến một số cây xanh trên đường phố Đà Nẵng bị gãy đổ, cản trở giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Công ty cây xanh quận Hải Châu cưa cây, dọn cây chắn ngang đường đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn trong bão được kịp thời.

Bão số 4 Noru: Gió rít mạnh khủng khiếp, dân thấp thỏm không dám ngủ - 33

Lực lượng chức năng dọn cây đổ ở quận Hải Châu

Lực lượng chức năng dọn cây đổ ở quận Hải Châu

Tại Thừa Thiên - Huế: Nhiều trường đại học tại Huế như: Sư phạm, Khoa học, Ngoại ngữ, Trường Du lịch…đã dọn dẹp, chuẩn bị cơ sở vật chất và thông báo mở cửa, hỗ trợ sinh viên tránh trú bão số 4 bão Noru. Ngoài ra, các trường cũng chuẩn bị một số lương thực, thực phẩm để hỗ trợ sinh viên.

Nhiều người dân đã được đưa đến nơi trú bão an toàn. Ảnh: báo Thừa Thiên – Huế.

Nhiều người dân đã được đưa đến nơi trú bão an toàn. Ảnh: báo Thừa Thiên – Huế.

21h30

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cho hay, lúc 21h ngày 27/9), bão số 4 cách Đà Nẵng khoảng 140km, cách Quảng Nam khoảng 127km, cách Quảng Ngãi khoảng 117km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16.

Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định có mưa rất to và có nơi có dông. Lượng mưa tính từ 7h đến 20h ngày 27/9 có nơi trên 180mm như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 197mm, Thọ Quang (Đà Nẵng) 200.4mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 201.2mm, Núi Thành (Quảng Nam) 185mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 188.6mm…

22h

Quảng Ngãi:

Clip mưa to, gió giật ở đảo Lý Sơn. Nguồn: Phòng chống thiên tai Lý Sơn; Lê Tấn Có

Tại khu vực huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mưa như trút nước, biển động dữ dội, những đợt sóng ập vào bờ cao 4m-5m.

“Mưa đang rất lớn và gió rít mạnh dữ lắm. Người dân đã được địa phương thông báo trú ẩn ở những nơi an toàn. 22h đêm nay khu vực tôi sinh sống sẽ cúp điện để đảm bảo an toàn khi bão ập đến”, anh Dương người dân Lý Sơn chia sẻ.

Theo anh Dương, tất cả ngư dân ở khu vực cảng cá Lý Sơn đã được địa phương yêu cầu đến nơi an toàn từ nhiều giờ trước, địa phương kiên quyết không cho ai ở trên thuyền.

Quảng Nam:

Tại huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đang mưa to. Trước đó, để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ, toàn huyện đã thực hiện sơ tán tập trung trên 1.500 người và sơ tán ghép trên 10.500 người về nơi trú ẩn an toàn. Toàn huyện đã huy động trên 700 cán bộ, dân quân tự vệ, lực lượng xung kích tham gia trực hỗ trợ, ứng cứu khi cần thiết.

Người dân Trà Nú trú ẩn an toàn tại hội trường UBND xã. Ảnh: Báo Quảng Nam

Người dân Trà Nú trú ẩn an toàn tại hội trường UBND xã. Ảnh: Báo Quảng Nam

22h20

Theo Cục CSGT, Phó Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo, yêu cầu các phương tiện giao thông ở hai đầu các tuyến đường Bắc - Nam tạm dừng hoạt động khi bão vào đất liền để đảm bảo an toàn, trừ phương tiện làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương, xe phòng chống lụt bão, xe công vụ…

CSGT chuẩn bị cấm đường

CSGT chuẩn bị cấm đường

Dự kiến sẽ triển khai cấm các tuyến đường như: QL1A, QL14, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Đà Nẵng, Quảng Ngãi… từ 22h đêm nay theo dọc tuyến từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và từ các tỉnh Tây Nguyên xuống các tỉnh miền Trung.

Hiện tại, lực lượng CSGT thuộc Cục CSGT và CSGT các đơn vị địa phương đã chuẩn bị phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai.

22h30

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 22h ngày 27/9, bão số 4 đang ở cách Đà Nẵng khoảng 130km, cách Quảng Nam khoảng 115km, cách Quảng Ngãi khoảng 108km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 15. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.

Ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió cấp 7, giật cấp 8; Huế có gió giật cấp 6; Đà Nẵng có gió giật cấp 7; Quy Nhơn có gió giật cấp 6; Tuy Hoà có gió giật cấp 6. Lượng mưa tính từ 07h đến 21h ngày 27/9 có nơi trên 200mm như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 243.8mm, Suối Đá (Đà Nẵng) 220.6mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 203mm.

23h

Chia sẻ với PV, chị Võ Thị Duyên (trú xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, hiện khu vực nơi chị sinh sống đã có mưa to, gió lớn, giật mạnh trước khi bão số 4 Noru chính thức đổ bộ.

“Hiện toàn bộ khu vực xung quanh nhà tôi đã cắt điện, tối thui. Tôi và người thân không dám ra khỏi nhà, thấp thỏm không dám ngủ. Gió rít bên ngoài mạnh khủng khiếp, nằm trong nhà mà nghe tiếng gió bên ngoài chỉ lo gió cướp hết mất. Mỗi năm bão đi qua là nhà cửa tan hoang cứ như chiến tranh vậy. Chúng tôi cố chống chọi đến sáng mai, không biết nhà cửa còn gì không”, chị Duyên chia sẻ trong lo lắng.

Một gia đình ở Đà Nẵng phải gia cố bộ cửa để tránh bão giật bay.

Một gia đình phải gia cố bộ cửa để tránh bão giật bay.

23h30

Thông tin từ Công an TP Đà Nẵng cho biết, qua trao đổi với Điện lực Đà Nẵng và Công ty Cấp nước, hai đơn vị này khẳng định không cắt nước, cắt điện vào lúc 3h sáng 28/9 (thời điểm dự kiến bão số 4 Noru đổ bộ).

Công an TP Đà Nẵng cho hay, các sự cố nhỏ như nổ bình, đứt đường dây điện, gãy ống nước... chỉ là tạm thời. Các cơ quan chức năng sẽ xử lý trong thời gian sớm nhất có thể. Đề nghị người dân bình tĩnh, an tâm, đoàn kết cùng nhau vượt bão.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhóm PV ([Tên nguồn])
Bão số 4 Noru Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN