Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống

Bất chấp nguy hiểm, người dân ngang nhiên lấn chiếm đường sắt làm nơi kinh doanh, buôn bán; thậm chí nhiều nơi còn được trưng dụng để họp chợ.

Tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt liên tiếp xảy ra thời gian gần đây. Tuy nhiên, người dân khu vực cạnh đường tàu ở Hà Nội vẫn vô tư biến đường tàu thành nơi sinh hoạt, sản xuất, bán hàng...

Tại khu vực đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng (Hà Nội), người dân ở đây thuộc vanh vách giờ tàu đến và đi, vào buổi nào và lúc mấy giờ thì tàu nào qua. Theo họ, thuộc giờ tàu là để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân. Thế nên vào giờ tàu đến, nhiều người vẫn bình chân, dù ngồi sát đường ray, chờ khi tàu đến thật gần mới chạy. Thậm chí, một số chiếc taxi còn ngang nhiên đón, trả khách ngay tại đường ray.

Đoạn đường sắt cắt ngang phố Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng là nơi mà nhiều người dân chọn làm địa điểm bán nước, sửa xe đạp, xe máy, bán hoa quả. Chị H - một người bán hàng nước ngay sát đường tàu trên phố Nguyễn Khuyến cho biết, mỗi khi tàu đến, chỉ cần tránh đi một lát, không cần dọn bàn ghế. Hàng nước của chị H chỉ cách đường tàu chưa đến 1m, vậy là mỗi lần có tàu đến, ghế của khách nào khách đó cầm, đứng nép vào hàng nước, đợi tàu qua lại ngồi xuống uống tiếp.

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 1

Tại đường Lê Duẩn, anh thợ mộc này ngang nhiên làm việc ngay trên đường tàu

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 2

Taxi, xe ôm đón trả khách giữa đường ray

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 3

Khách xuống xe vô tư ngồi nghỉ ngơi, hút thuốc trên đường!

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 4

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 5

Nhiều sạp hàng hoa quả tại phố Lê Duẩn chỉ cách đường tàu khoảng 1m

Một địa điểm khác cũng trong tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tuyến đường sắt chạy qua khu vực xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Tuyến đường này trung bình mỗi ngày có từ 7 đến 8 chuyến tàu chở hàng chạy qua nhưng lại có một chợ tự phát mọc lên, người mua kẻ bán tấp nập. Rất nhiều hộ lấn chiếm hành lang đường sắt để bán hàng, thậm chí còn căng bạt che.

Chị T. - một người bán hàng ăn gần khu vực này cho biết: "Tàu chở hàng thường không chạy vào những khung giờ cố định, nên cứ bán ở đây, khi nghe tiếng còi tàu, người nọ bảo người kia thu dọn hàng hóa. Khi tàu đi qua, mọi thứ trở lại bình thường".

Đã nhiều lần chính quyền xã Cổ Nhuế và huyện Từ Liêm dùng biện pháp mạnh để giải tỏa khu chợ này, nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi chợ lại mọc lên.

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 6

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 7

Tại khu vực xóm 11 (Cổ Nhuế, Từ Liêm) mặc dù có biến "Cấm họp chợ" nhưng người dân vẫn thản nhiên buôn bán ngay sát đường tàu.

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 8

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 9

Mỗi khi có tàu đi qua, hàng hóa sẽ được để tại chỗ, còn người bán hàng thì dạt ra khỏi đường ray, nhìn tàu chạy và canh hàng

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 10

Khi tàu đi qua, mọi thứ trở lại bình thường

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 11

Leo đường ray "trêu tử thần" để… sống - 12

Vì miếng cơm manh áo, nhiều người dân đang hàng ngày, hàng giờ thách thức với... tử thần.

Điều 35 Luật Đường sắt quy định: nghiêm cấm hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt. Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên hành lang đường sắt được xác định 7 mét tính từ mép ngoài của đường ray trở ra đối với nền đường không đắp, không đào; 5 mét tính từ chân nền đường đắp…

Tại Nghị định 44/2006/NĐ-CP, hành vi để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc dựng lều quán, nhà tạm, trong phạm vi đất dành cho đường sắt... bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuyết Ninh - Như Hoàn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN