Làng gốm tất bật sản xuất...chó vàng tài lộc đón Tết
Cận Tết, tại càng lò nung còn sót lại của làng gốm Bình Dương (tọa lạc xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) đang tất bật sản xuất heo vàng, chó vàng “tài lộc” để cung ứng cho thị trường Tết Mậu Tuất 2018.
Các lò nung đang tất bật chuẩn bị sản xuất sản phẩm... chó vàng đón Tết
Tại lò nung của anh Lê Quang Lợi (ấp Tân Hoá, xã Tân Vĩnh Hiệp), các công nhân đang hối hả đổ những mẻ đất sét vào khuôn để sản xuất ra những con vật bằng đất như heo, chó.
Anh Lợi, cho biết: “Nắm bắt được xu thế của người tiêu dùng từ nhiều năm nay. Cứ mỗi năm, ngoài việc nung heo đất là sản phẩm chủ lực, lò của Lợi còn nung thêm những mẫu con vật phù hợp với các con giáp của năm đó. Để phục vụ thị trường Tết Mậu Tuất 2018, Lợi đã cho công nhân đổ đất nung 15.000 mẫu sản phẩm chó vàng “tài lộc” nhằm kịp cung ứng ra thị trường. Năm nay, Lợi sản xuất 3 mẫu chó vàng tài lộc nhằm cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán”.
Công nhân lò gốm tất chuẩn sản xuất chó vàng tài lộc
Sản phẩm chó vàng tài lộc
Theo các công nhân, để tạo ra được sản phẩm chó vàng “tài lộc”, họ phải đổ đất sét vào các khuôn bằng sứ nặng hàng chục kí lô. Sau đó, họ đem ra phơi nắng khoảng 3 giờ đồng hồ rồi mới gỡ khuôn, rồi cho vào lò nung suốt 8 đến 10 tiếng.
Tại Bình Dương, thứ nguyên liệu chính để tạo ra các sản phẩm này chính là đất sét. Thứ đất sét dính như keo ở Bình Dương rất thích hợp để làm sản phẩm heo đất, chó đất. Những năm trước, thợ làm gốm chủ yếu nặn sản phẩm bằng tay. Năm nay, họ làm bằng khuôn, rút ngắn thời gian sản suất. Đồng thời, tạo ra được nhiều mẫu mã hơn để phục vụ nhu cầu của khách.
Anh Phan Thanh Đông (31 tuổi, ngụ Bến Tre), thợ làm heo đất, chó đất tại thị xã Tân Uyên cho hay: Những năm gần đây, các cơ sở gốm ở phường Lái Thiêu (thị xã Thuận An, Bình Dương) chuyên mua lại các sản phẩm đã được nung ở thị xã Tân Uyên để gia công, trang trí hoa văn rồi bán cho các thương lái.
Đối với sản phẩm chó đất, người làm cần phải có sức khoẻ và khéo léo, vì sản phẩm có nhiều chi tiết khá phức tạp. Chỉ cần một chút sơ sẩy, thì sản phẩm sẽ bị hư và đành phải bỏ. Mỗi chiếc khuôn tạo hình chó nặng khoảng 50kg, nên công nhân phải có sức khoẻ tốt. Với mỗi sản phẩm hoàn thành và đưa vào lò nung, chủ cơ sở sẽ trả công 3.000 đồng/sản phẩm. Nếu thời tiết thuận lợi, Đông có thể kiếm được 400-500.000đ/ngày.
Cũng theo các chủ lò, sau khi sản phẩm được nung thành công. Họ sẽ vận chuyển đến cho các cơ sở làm gốm tại phường Lái Thiêu để tiếp tục gia công rồi sau đó mới phân phối ra thị trường. Với mỗi sản phẩm chó đất nung xong, các chủ lò sẽ nhập cho các cơ sở làm gốm với giá 20.000 đồng/sản phẩm.
“Sau khi nhập sản phẩm thô từ các lò nung về, họ sẽ thuê các công nhân đánh bóng sản phẩm lại bằng giấy nhám. Sau đó, sơn màu và trang trí lên sản phẩm rồi mới đem ra thị trường. Năm nay, mẫu sản phẩm chó vàng “tài lộc” sau khi hoàn thành sẽ được bán ra thị trường với giá từ 50.000 – 100.000đ/con. Những sản phẩm chó vàng, heo đất chủ yếu phục vụ thị trường các tỉnh phía Nam như, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ…”, chị Võ Thị Thanh Hà, chủ cơ sở làm gốm tại phường Lái Thiêu, cho biết thêm.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày 23 tháng chạp (ngày đưa ông Táo về trời), người làm gốm Thanh Hà (TP. Hội An, Quảng...