Hy vọng nhân bản vô tính voi ma mút

Các bộ phận của voi ma mút lông dài được phát hiện còn nguyên vẹn dưới lớp băng ở Siberia có thể chứa các tế bào sống, mở ra hy vọng nhân giống loài động vật tiền sử này bằng phương pháp vô tính.

Trường đại học Đông Bắc của Nga cho biết: một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện thấy hóa thạch lông, mô mềm và tủy xương của voi ma mút lông dài ở độ sâu 100m dưới bề mặt tại một khu vực thuộc tỉnh Yakutia, Nga.

Tiến sĩ Semyon Grigoryev, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết nhóm của ông sẽ hợp tác với các nhà khoa học Hàn Quốc để tìm các tế bào sống trong các hóa thạch vừa phát hiện, nhằm mở ra hy vọng nhân bản vô tính loài voi ma mút.

Hy vọng nhân bản vô tính voi ma mút - 1

Voi ma mút được cho là tuyệt chủng cách đây 10.000 năm

Nhóm nghiên cứu sẽ phải mất nhiều tháng phân tích để quyết định liệu những hóa thạch vừa phát hiện có chứa tế bào sống hay không. Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch xương và các bộ phận khác, nhưng không tìm thấy tế bào sống.

“Chỉ sau khi nghiên cứu cứu trong phòng thí nghiệm, chúng tôi mới biết được những hóa thạch này có chứa tế bào sống hay không. Kết quả có thể được công bố sớm nhất vào cuối năm nay”, ông Grigoryev cho biết.

Voi ma mút lông dài được cho là đã biến mất trên Trái đất cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng các nhà khoa học cho rằng một số nhóm nhỏ của loài động vật này vẫn tồn tại lâu hơn thời gian này tại vùng Alaska và đảo Wrangel của Nga.

Các nhà khoa học đã giải mã được phần lớn bộ gen của loài voi ma mút lông dài từ những mẫu lông được thấy trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Telegraph) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN