"Hotboy" Hà Nội đánh phấn, tô son ra đường... múa
Chiều 13/2 (9 âm lịch), người dân trong thôn Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đã nô nức tham dự lễ hội lâu đời rất độc đáo: Con đĩ đánh Bồng.
Tích xưa kể rằng, Phùng Hưng thắng giặc, lên ngôi vua, xưng là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ và suy tôn ông làm Thành Hoàng làng. Vào ngày mùng 9 tháng Giêng, cửa đình được mở để lau chùi và làm lễ “Nhập tịch”
Theo truyền thuyết thì đây là lễ Tức vị (tức Lễ lên ngôi) của Phùng Hưng. Một đám rước long trọng, với đầy đủ những nghi lễ cần thiết rước mũ áo hoàng đế của Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Đại.
Các chàng trai giả gái mặt hoa da phấn, động tác uyển chuyển, mềm mại, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ và mỗi người đeo một cái trống bồng nhỏ sơn màu đỏ trước ngực. Mắt lúng liếng đưa tình, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, họ thướt tha hòa cùng nhịp trống dồn dập khiến người xem thích thú.
Cứ vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, đông đảo người dân và du khách thập phương đã về đình làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) để cùng trẩy hội, với nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, đặc biệt là điệu múa cổ “Con đĩ đánh bbồng”.
12 chàng trai làng Triều Khúc đã hóa thân thành những cô gái trong trang phục sặc sỡ...
Và được chít khăn mỏ quạ, đánh phấn má hồng, tô son đỏ và mặc váy để biểu diễn.
Theo truyền thuyết, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường, để khích lệ động viên tinh thần tướng sĩ, đã nghĩ ra cách cho các nam nhân đóng giả nữ và nhảy múa.
Các chàng trai ưu tú của làng Triều Khúc được lựa chọn và học múa để biểu diễn trong ngày hội của làng.
“Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long.
Để có được những màn múa uyển chuyển, các thanh niên Triều Khúc phải tập luyện thường xuyên.
Khi biểu diễn, các chàng trai phải nhảy múa uốn éo, thể hiện sự lẳng lơ, bông đùa để gây sự chú ý của người xung quanh.
Với những động tác mô phỏng đời sống nông nghiệp của cư dân xưa, điệu múa cổ này vừa là nghi lễ, vừa là thú vui trong ngày hội.
Sau khi làm lễ, đề phòng bị bắt cóc, đòi tiền chuộc như những năm trước, “Tướng bà” được bảo vệ nghiêm ngặt...