Hoang lạnh ở khu tái định cư lớn nhất Nghệ An

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Những ngôi nhà bị bỏ hoang chỉ còn trơ trụi lại những bức tường bê tông, cỏ dại mọc um tùm, khu tái định cư như ‘ngôi làng ma’, trở thành nỗi ám ảnh với người dân địa phương.

Năm 2005, hàng trăm hộ dân ở xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An rời bản để đến khu tái định cư mới, nhường lại đất cho công trình thủy điện Bản Vẽ. Họ di dời lên khu tái định cư Khe Ò, xã Yên Na. Qua thời gian, khu tái định cư bị bỏ hoang, không một bóng người. Người dân địa phương ví khu tái định cư như ‘ngôi làng ma’.

Năm 2005, hàng trăm hộ dân ở xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An rời bản để đến khu tái định cư mới, nhường lại đất cho công trình thủy điện Bản Vẽ. Họ di dời lên khu tái định cư Khe Ò, xã Yên Na. Qua thời gian, khu tái định cư bị bỏ hoang, không một bóng người. Người dân địa phương ví khu tái định cư như ‘ngôi làng ma’.

Người dân nơi đây cho biết, năm 2010, sau trận mưa lớn, một tảng đá "khổng lồ’"bất ngờ lăn xuống đè bẹp nhà bếp của một gia đình ở khu tái định cư Khe Ò. Rất may, cả gia đình kịp chạy thoát thân. Sau lần đó, lưng núi phía sau 7 hộ dân có nguy cơ sạt xuống. Chính quyền đã kiểm tra, hỗ trợ mỗi gia đình 7 triệu đồng để tự di dời nhà.

Người dân nơi đây cho biết, năm 2010, sau trận mưa lớn, một tảng đá "khổng lồ’"bất ngờ lăn xuống đè bẹp nhà bếp của một gia đình ở khu tái định cư Khe Ò. Rất may, cả gia đình kịp chạy thoát thân. Sau lần đó, lưng núi phía sau 7 hộ dân có nguy cơ sạt xuống. Chính quyền đã kiểm tra, hỗ trợ mỗi gia đình 7 triệu đồng để tự di dời nhà.

Không lâu sau đó, người dân phát hiện vết nứt dài, chạy vòng phía sau khu tái định cư. Sợ nguy hiểm đến tính mạng, người dân lần lượt bỏ khu tái định cư đi nơi khác lánh nạn.

Không lâu sau đó, người dân phát hiện vết nứt dài, chạy vòng phía sau khu tái định cư. Sợ nguy hiểm đến tính mạng, người dân lần lượt bỏ khu tái định cư đi nơi khác lánh nạn.

Từ 46 hộ dân ban đầu, đến thời điểm hiện tại khu tái định cư Khe Ò, xã Yên Na chỉ còn 2 hộ dân sinh sống. Một số hộ khác thì biến nơi đây thành khu vực chuồng trại để chăn nuôi, hàng ngày chỉ ghé qua để chăm sóc gia súc.

Từ 46 hộ dân ban đầu, đến thời điểm hiện tại khu tái định cư Khe Ò, xã Yên Na chỉ còn 2 hộ dân sinh sống. Một số hộ khác thì biến nơi đây thành khu vực chuồng trại để chăn nuôi, hàng ngày chỉ ghé qua để chăm sóc gia súc.

Thời gian dài do không có người sử dụng, phần lớn những căn nhà ở khu tái định Khe Ò chỉ còn trơ trụi lại những bức tường bê tông, cỏ dại mọc um tùm. Nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang. Các công trình phụ trợ khác như đường, công trình nước sạch, nhà văn hóa... cũng rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Thời gian dài do không có người sử dụng, phần lớn những căn nhà ở khu tái định Khe Ò chỉ còn trơ trụi lại những bức tường bê tông, cỏ dại mọc um tùm. Nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang. Các công trình phụ trợ khác như đường, công trình nước sạch, nhà văn hóa... cũng rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Bị bỏ hoang quá lâu cỏ dại đã xâm lấn vào những ngôi nhà tại khu tái định cư Khe Ò

Bị bỏ hoang quá lâu cỏ dại đã xâm lấn vào những ngôi nhà tại khu tái định cư Khe Ò

Cũng tại xã Yên Na, hàng chục hộ dân bản Khe Chóng sau khi nhường đất cho dự án thủy điện Bản Vẽ cũng đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Đã nhiều lần những tảng đá lớn từ ngọn núi dựng đứng phía sau bản lăn xuống nhà dân.

Cũng tại xã Yên Na, hàng chục hộ dân bản Khe Chóng sau khi nhường đất cho dự án thủy điện Bản Vẽ cũng đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Đã nhiều lần những tảng đá lớn từ ngọn núi dựng đứng phía sau bản lăn xuống nhà dân.

Ông Lương Văn Đông, Trưởng bản Khe Chóng cho biết: “Đã nhiều lần đá từ trên núi rơi xuống trúng nhà dân trong bản, may mắn chưa có thiệt hại về người. Trên núi còn nhiều loại đá như thế này lắm. Mỗi khi trời mưa xuống, nước ngấm làm đất mềm nhão thì những tảng đá long, rời ra, rất dễ lở, rơi xuống dưới”.

Ông Lương Văn Đông, Trưởng bản Khe Chóng cho biết: “Đã nhiều lần đá từ trên núi rơi xuống trúng nhà dân trong bản, may mắn chưa có thiệt hại về người. Trên núi còn nhiều loại đá như thế này lắm. Mỗi khi trời mưa xuống, nước ngấm làm đất mềm nhão thì những tảng đá long, rời ra, rất dễ lở, rơi xuống dưới”.

Thời điểm công trình thủy điện Bản Vẽ khởi công, chính quyền địa phương đã tổ chức họp dân hỏi ý kiến về địa điểm tái định cư. Thời điểm này có 2 phương án được đưa ra, một là di dời về huyện Thanh Chương hoặc đến những khu vực quanh bản cũ như Khe Ò, Khe Chóng. Nếu di dời về huyện Thanh Chương, người dân sẽ phải đến nơi cách chỗ ở cũ khoảng 200km, xa quá nên không ai muốn đi. Cũng vì thế, họ đành chọn nơi đây.

Thời điểm công trình thủy điện Bản Vẽ khởi công, chính quyền địa phương đã tổ chức họp dân hỏi ý kiến về địa điểm tái định cư. Thời điểm này có 2 phương án được đưa ra, một là di dời về huyện Thanh Chương hoặc đến những khu vực quanh bản cũ như Khe Ò, Khe Chóng. Nếu di dời về huyện Thanh Chương, người dân sẽ phải đến nơi cách chỗ ở cũ khoảng 200km, xa quá nên không ai muốn đi. Cũng vì thế, họ đành chọn nơi đây.

Ông Vi Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Yên Na cho biết: “Địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị tình trạng trên, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có biện pháp hiệu quả, giải quyết dứt điểm. Chúng tôi mong muốn đưa người dân nơi đây ra khu vực thị tứ Bản Vẽ để bà con yên tâm sinh sống, an cư lạc nghiệp, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra”.

Ông Vi Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Yên Na cho biết: “Địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị tình trạng trên, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có biện pháp hiệu quả, giải quyết dứt điểm. Chúng tôi mong muốn đưa người dân nơi đây ra khu vực thị tứ Bản Vẽ để bà con yên tâm sinh sống, an cư lạc nghiệp, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra”.

Nguồn: [Link nguồn]

Gà, vịt ”nương tựa” khu chung cư tái định cư trăm tỷ ở Hà Nội

Tại khu chung cư tái định cư Trần Phú (Hoàng Mai, Hà Nội), một số khu vực, vốn được quy hoạch làm khuôn viên, vườn hoa, tiểu cảnh hiện được trưng dụng để chăn nuôi gà,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN