Hà Nội triển khai nhiều ứng dụng mang lại giá trị thiết thực từ căn cước công dân gắn chip và dữ liệu dân cư

Thông qua thẻ Căn cước công dân gắn chip và các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, các lực lượng chức năng của của TP Hà Nội mà nòng cốt là lực lượng Công an đã triển khai nhiều ứng dụng để mang lại nhiều giá trị thiết thực trong đời sống xã hội.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, Hà Nội triển khai nhiều ứng dụng mang lại giá trị thiết thực trong đời sống từ CCCD gắn chip và dữ liệu dân cư

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, Hà Nội triển khai nhiều ứng dụng mang lại giá trị thiết thực trong đời sống từ CCCD gắn chip và dữ liệu dân cư

Chiều 28-2, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06/Chính phủ; triển khai Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 18 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố. Hội nghị được trực tuyến tới 30 quận huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn.

Dự và chỉ đạo tại hội nghị có, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh và Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ.

Quyết liệt triển khai 5 nhóm tiện ích xã hội phục vụ nhân dân

Báo cáo kết quả triển khai Đề án 06 trong năm 2022, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, thành phố đã triển khai thực hiện việc kết nối, tích hợp, khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử phục vụ 5 nhóm tiện ích.

Với nhóm dịch vụ công trực tuyến, tính đến hết năm 2022, thành phố đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06 (đạt 100%).

Trong đó: Dịch vụ công có số hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến cao nhất trong năm 2022 là nhóm cư trú; thấp nhất là dịch vụ công “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận”.

Có 09/25 DVCTT được tiếp nhận và giải quyết hoàn toàn trực tuyến (không có hồ sơ tiếp nhận trực tiếp).

Đối với 2 dịch vụ công liên thông: “Đăng ký khai sinh đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”: Hà Nội đang cùng với tỉnh Hà Nam triển khai điểm từ ngày 22/11/2022.

Quá trình triển khai còn một số vấn đề vướng mắc, thành phố đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan trong việc tháo gỡ và điều chỉnh quy trình phù hợp với thực tế triển khai.

Đối với các dịch vụ công ngoài Danh mục 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06/CP: Thành phố đã hoàn thành tái cấu trúc và tích hợp 800/1.085 DVC trực tuyến lên Cổng DVC Quốc gia theo Kế hoạch của thành phố (đạt tỷ lệ 73,7%).

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP và hướng dẫn của các bộ, ngành, thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành ứng dụng nền tảng Căn cước công dân gắn chíp trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội: Trong thực hiện các dịch vụ công và giao dịch dân sự: Ứng dụng, khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư thay thế cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú (đảm bảo triển khai thi hành Luật Cư trú về việc Sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hết giá trị sau ngày 31/12/2022).

Trong lĩnh vực y tế, đã có 4.734.188 người có thẻ BHYT được đồng bộ, xác thực dữ liệu với CCCD, có thể sử dụng CCCD để đi khám chữa bệnh; có 586 cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã áp dụng sử dụng CCCD tra cứu khám chữa bệnh; 237.177 lượt công dân sử dụng CCCD để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Hà Nội đã phối hợp Cục nghiệp vụ - Bộ Công an triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử góp phần hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT tại 01 Bệnh viện (Bệnh viện An Việt).

Hà Nội cũng đã triển khai sử dụng thẻ CCCD gắn chíp thay thế thẻ ATM để rút tiền tại máy ATM tại một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội: BIDV (10 điểm tại Hà Nội), VietinBank (1 điểm) VietcomBank (1 điểm), góp phần xác thực, đảm bảo chính xác danh tính, phòng chống gian lận, rủi ro…

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky cũng cho biết, tính đến ngày 22/02/2023, toàn thành phố đã thu nhận 6.576.951 hồ sơ cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đối với các trường hợp công dân trong độ tuổi quy định, đã nhận và trả 6.018.796 thẻ CCCD cho người dân; thu nhận 4.203.923/ 6.220.864 hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử, đạt 67,6% so với chỉ tiêu, trong đó, toàn thành phố đã kích hoạt 724.752 tài khoản định danh mức 2.

Tiếp tục duy trì, thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”: Đã rà soát, làm sạch 3 cấp đối với gần 8 triệu thông tin công dân (đạt tỷ lệ 99,5%).

Thông qua thẻ Căn cước công dân gắn chip và các dữ liệu trong CSDLQG về dân cư, các lực lượng chức năng của thành phố đã ứng dụng để mang lại nhiều giá trị thiết thực trong đời sống xã hội.

Về công tác triển khai cấp chữ ký số miễn phí cho công dân trên địa bàn Thủ đô: Thành phố đã tổ chức họp với Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia và các doanh nghiệp: Viettel, VNPT, FPT, CMC để bàn giải pháp cấp chữ ký số miễn phí phục vụ công dân trên địa bàn Thủ đô thực hiện các DVCTT và giao dịch điện tử.

Ngoài ra, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky cũng cho biết, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện Đề án 06 đang được thực hiện hiệu quả.

Các đơn vị trên địa bàn đã có những biện pháp, cách thức sáng tạo như đã thành lập các “Tổ cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà” trên địa bàn thành phố; các mô hình “Ngày thứ Sáu xanh”, “Ngày thứ Ba không viết”, “Ngày thứ Bảy tình nguyện hỗ trợ nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến”, “Điểm hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính 24/24” tại các nhà văn hóa, các video clip do công chức cấp xã tự xây dựng để hướng dẫn công dân thực hiện TTHC….

Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Đăng ký trên cổng dịch vụ công còn phức tạp, chưa thân thiện

Tuy nhiên, Phó Giám đốc CATP Hà Nội cũng phản ánh, việc triển khai một số dịch vụ công (DVC) thiết yếu theo Đề án 06 còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc đối với cả cán bộ công chức và người dân.

Cụ thể, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky dẫn chứng: “Thành phố đã triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. Tuy nhiên, việc đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công chưa thuận tiện, chưa tạo được tài khoản trên Cổng dịch vụ công đối với người nước ngoài;

Giao diện trên Cổng dịch vụ công còn phức tạp, khó hiểu, chưa thân thiện với người dùng; việc kết nối giữa Cổng dịch vụ công (vùng ngoài) với phần mềm tiếp nhận hồ sơ (vùng trong) chưa thông suốt, kịp thời; phần mềm còn tình trạng lỗi file đính kèm hồ sơ; cổng dịch vụ công thường xuyên quá tải, báo lỗi hệ thống trong khung giờ hành chính;

Đường truyền không ổn định, cán bộ không truy cập được phần mềm xử lý hồ sơ; một số quy trình thực hiện chưa thực sự khoa học và tối ưu; chưa kết nối các dữ liệu giữa các ngành đầy đủ… dẫn đến tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên một số lĩnh vực còn hạn chế”.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky cũng chỉ rõ, qua triển khai các DVC trực tuyến cho thấy, việc xây dựng và chia sẻ các cơ sở dữ liệu như: Chứng sinh điện tử/Báo tử điện tử/Khám sức khỏe điện tử/Bảo hiểm xã hội/Người có công/Trẻ em… còn hạn chế và chưa được chú trọng triển khai để tận dụng và hỗ trợ việc giải quyết các DVC công trực tuyến theo đúng lộ trình.

Việc liên kết và cung cấp, trao đổi thông tin giữa các hệ thống còn gặp tình trạng chậm, chưa kịp thời (việc cấp mã định danh mới khắc phục phần, vẫn còn tình trạng chậm cấp mã; thậm chí cấp trùng mã định danh); đồng bộ trạng thái dữ liệu giữa các phần mềm (Tư pháp – Công an – Bảo hiểm với phần mềm liên thông và Cổng DVC trong 2 nhóm DVC liên thông) chậm, lỗi ảnh hưởng tới thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chưa hoàn chỉnh các tính năng.

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên, thành phố Hà Nội đặt ra 7 giải pháp và kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành 5 nhóm vấn đề: Về việc ban hành các văn bản hướng dẫn; về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành; về thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; về công tác cấp căn cước công dân, định danh điện tử và làm sạch dữ liệu dân cư; về việc huy động nguồn lực…

Không yêu cầu người dân xuất trình Giấy xác nhận thông tin về cư trú

Cũng tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky đã quán triệt tinh thần Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Chính phủ về “Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo”.

Bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bổ sung các nhiệm vụ của địa phương vào dự thảo Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Đề án 06 trên địa bàn thành phố năm 2023.

Để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của UBND TP, đề nghị Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát lại toàn bộ các thông tin theo báo chí đã nêu và xác định nguyên nhân đồng thời có biện pháp khắc phục; trường hợp nguyên nhân khách quan hoặc vướng mắc, khó khăn kịp thời báo cáo các Bộ, ngành liên quan để xử lý theo thẩm quyền.

Cần chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện việc cung cấp dịch vụ công đối với thủ tục hành chính có yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy bảo đảm đúng quy định tại Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ; tuyệt đối không yêu cầu người dân xuất trình Giấy xác nhận thông tin về cư trú, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.

“Cần tăng cường kiểm tra việc tiếp nhận, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng quy định”, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky nêu rõ.

Công dân không nên cấp tập đi làm hộ chiếu gắn chíp điện tử!

“Hộ chiếu phổ thông vẫn còn giá trị sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm, thì công dân không nên làm thủ tục cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử. Điều này vừa tốn thời gian đăng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phú Khánh ([Tên nguồn])
Thẻ căn cước công dân gắn chip Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN