Gian lận thi THPT, trách nhiệm không chỉ ở địa phương!

Sự kiện: Thời sự

Góp ý tại Quốc hội sáng nay, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng kỳ thi THPT năm 2018 là "chuyện làm lung lay niềm tin của người dân" và bày tỏ sự bất bình về việc xử lý trách nhiệm trong vụ gian lận thi TPHT vì không thể chỉ ở địa phương, triết lý giáo dục trước hết là nguyên tắc là nền giáo dục không gian dối.

Gian lận thi THPT, trách nhiệm không chỉ ở địa phương! - 1

Sáng nay 30-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường của về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách.

Đặt lên bàn nghị sự vấn đề được xã hội quan tâm trong thời gian qua là tiêu cực trong kỳ thi THPT, phát biểu đầu tiên trong phiên họp, đại biểu QH Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho đây là "chuyện làm lung lay niềm tin của người dân" và bày tỏ sự bất bình về việc xử lý trách nhiệm trong vụ gian lận thi TPHT quốc gia năm 2018.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói thẳng: "Việc gian lận thi cử, cử tri trông đợi sự giải quyết tích cực, thoả đáng của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) nhưng thực tế những động thái vẫn hết sức mờ nhạt. Người có trách nhiệm cụ thể trong vụ gian lận thi này, không thể nói là chỉ ở địa phương".

Vị đại biểu QH, đồng thời là một chuyên gia y tế hàng đầu này phân tích nghịch lý mỗi năm Bộ GD-ĐT tổ chức cải cách việc thi cử một lần mà càng cải tiến thì càng kém đi. Bộ cũng chưa tổ chức tập huấn, chỉ rõ những kẽ hở có thể bị lợi dụng để tiêu cực trong việc thi 2 trong 1 để các địa phương dự liệu như việc bài thi không dọc phách, bài trắc nghiệm lại thực hiện tích bằng bút chì.

"Đến khi có kết quả thi, Bộ GD-ĐT cũng không sớm phát hiện việc phổ điểm của thí sinh ở những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa lại còn cao hơn nơi thành phố lớn, đô thị… Nếu phúc tra cả nước, đại biểu cho rằng sẽ còn nhiều sai phạm hơn nữa được phát hiện" - đại biểu Nguyễn Lân Hiếu lo ngại.

Ông Nguyễn Lân Hiếu cũng bày tỏ quan ngại phương pháp của Bộ GD-ĐT không thể đúng được khi mà trong lớp luôn có đến gần 100% học sinh giỏi.

Theo ông Hiếu, trong phiên thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) vào đầu tuần vừa qua, nhiều đại biểu QH nêu yêu cầuGD-ĐT phải đề ra một triết lý giáo dục.

"Triết lý giáo dục trước hết cần một nguyên tắc là nền giáo dục không gian dối"- đại biểu Nguyễn Lân Hiếu góp ý. 

Phiên thảo luận tại tổ trước đó, nhiều đại biểu QH cũng đề nghị Chính phủ đánh giá sâu sắc hơn về vụ việc gian lận trong kỳ thi trung học phổ thông năm 2018 và có trả lời chính thức về kết quả xử lý và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan; công khai minh bạch và sớm có hướng xử lý kịp thời.

Nhiều đại biểu QH yêu cầu cần có biện pháp giải quyết tận gốc trong tất cả các khâu (việc nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, khâu tổ chức ở địa phương, khâu chấm thi, khâu quản lý, hình thức thi trắc nghiệm), để không tái diễn trong các kỳ thi tiếp theo.

Đại biểu QH cũng đề nghị cơ quan cần làm rõ trách nghiệm của cơ quan nghiệm thu phần mềm chấm thi có lỗ hở bảo mật trong quy trình, tạo điều kiện cho những vi phạm gian lận thi cử trong kỳ thi.

Đồng thời đưa ra mức xử lý đối với trường hợp con cán bộ, công chức có trong danh sách gian lận thi cử. Giải trình rõ lý do không xét thế chỗ những trường hợp bị thôi học vì sẽ làm xáo trộn hệ thống.

Những lời khai rúng động trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La

Trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La, nhiều bị can khai đã thỏa thuận nhận hàng trăm triệu đồng để nâng điểm cho các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thế Dũng ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN