Giải mã sở thích bệnh hoạn: Rạch đùi phụ nữ để giải khuây
Nhiều người có hành động tấn công người khác vì họ cho rằng đó là biện pháp để giải khuây.
Đối tượng Tuấn Anh là nghi can gây ra hàng loạt vụ tấn công, rạch đùi phụ nữ
Ngày 19.10, phòng Tham mưu Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện Lấp Vò bắt đối tượng Hồ Huỳnh Tuấn Anh (20 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới, An Giang).
Đối tượng Tuấn Anh là nghi can gây ra hàng loạt vụ tấn công, rạch đùi phụ nữ trong thời gian vừa qua trên địa bàn huyện Lấp Vò.
Tại cơ quan điều tra, Tuấn Anh khai, do buồn phiền chuyện gia đình nên đã có hành động như vậy để giải tỏa tâm lý.
Lý giải về điều này, BS La Đức Cương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, có thể đối tượng này đã mắc bệnh trầm cảm.
“Gây đau cho người khác, tổn thương người khác là một thể trầm cảm. Đây là một triệu chứng trong bệnh lý tâm thần”, BS Cương cho hay.
Cũng theo BS Cương, nếu đối tượng khai nhận do buồn phiền chuyện gia đình nên có hành động như vậy thì rất có thể sau khi tấn công người khác, đối tượng sẽ ngược đãi bản thân mình.
Trong trường hợp này, đối tượng bị trầm cảm do bị rối loạn cảm xúc, buồn phiền chuyện gia đình.
Theo BS Cương, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 25% dân số mắc bệnh trầm cảm. Đa số bệnh nhân trầm cảm tự sát do cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống. Số còn lại, tấn công người khác vì họ cho rằng đó là biện pháp để giải khuây.
“Đối tượng rạch đùi hàng loạt phụ nữ cũng giống như một số bà mẹ sau sinh bị trầm cảm giết con, gây đau cho người khác”, BS Cương cho hay.
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc BV Tâm Thần Trung ương I cũng cho biết, những người có sở thích gây đau cho người khác, tổn thương người khác do mắc một trong những bệnh lý của bệnh tâm thần. Bệnh lý đó có thể là trầm cảm.
Những người tính cách không mạnh mẽ, ít va chạm, sẽ dễ mắc trầm cảm. Còn những người tuy có tính cách rụt rè nhưng được va chạm nhiều sẽ dần dần tăng sức đề kháng với sang chấn, stress hơn.
Theo các bác sĩ, phần lớn bệnh nhân trầm cảm đều không được nhận biết và điều trị sớm, nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm nên đến khám tại các chuyên khoa khác trước khi đến khám tại chuyên khoa tâm thần.
Vì vậy, nhiều bệnh nhân trầm cảm thường chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa, điều trị trầm cảm cần phải kéo dài, nếu quá chậm trễ, bệnh nhân có thể gây tổn thương người khác, thậm chí là gây án.
Vì thế, khi gặp bệnh nhân trầm cảm, với những bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu cần nhận biết được sớm các dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân. Từ đó tư vấn, giới thiệu bệnh nhân đến khám tại các cơ sở điều trị chuyên khoa tâm thần để được điều trị sớm và hiệu quả nhất.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm Cảm giác buồn chán, trống rỗng; Khó tập trung suy nghĩ, hay quên; Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng; Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều; Hay cáu gắt, giận dữ; Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày; Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều; Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát; Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa… |
Buồn bực chuyện gia đình, thất tình, trả thù đời… là lý do những kẻ bệnh hoạn đưa ra để giải thích cho hành động...