ĐBQH: Đi học đi làm quá sớm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

Sự kiện: Thời sự

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng việc đổi giờ học, giờ làm sẽ góp phần giải quyết ách tắc giao thông ở đô thị, nâng cao hiệu quả làm việc, đảm bảo sức khoẻ tinh thần và từ đó nâng cao chất lượng đời sống.

Chiều 31-10, tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đoàn Bình Định đề nghị Chính phủ đổi giờ học, giờ làm phù hợp ở các đô thị.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: Quochoi.vn

Ông Cảnh nói, trên thế giới cũng như châu Á, thời gian bắt đầu giờ học, giờ làm thông thường là 8h30 đến 9h, nghỉ trưa một tiếng, được áp dụng động bộ với các cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục. Hiện ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp cũng chọn thời gian làm việc như vậy.

Giải thích thêm, đại biểu cho rằng các thành viên trong các gia đình ngày nay, nhất là các gia đình ở đô thị, không có thời gian dành cho nhau, ít chia sẻ, ít nhận được sự quan tâm từ những thành viên khác từ đó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đại biểu cho rằng, một trong những lí do dẫn đến vấn đề này là giờ học, giờ làm chưa hợp lý.

Đại biểu cho biết, từ 7h đến 9h sáng là thời gian hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất, cũng là thời gian mà não hoạt động thiên về cảm xúc nên đây là lúc mà gia đình nên dành thời gian cho nhau. Trong khi đó, buổi trưa chỉ cần nghỉ ngơi chừng 20-30 phút là đủ để phục hồi năng lượng, nâng cao chất lượng làm việc.

"Vậy tại sao chúng ta phải đi làm sớm để không lo được bữa ăn cho bản thân, cho gia đình một cách khoa học. Tại sao chúng ta lãng phí thời gian nghỉ trưa dài, dành thời gian đi đường mà không dành thời gian quan tâm bản thân, cho gia đình?", địa biểu nêu vấn đề.

Từ đó, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét quy định các cơ quan hành chính trung ương cũng như cấp tỉnh không làm việc sớm hơn 8h sáng và nghỉ trưa ít hơn một giờ.

Trước đó hồi tháng 5, theo Dự thảo do Bộ LĐ-TB&XH đưa ra để lấy ý kiến người dân, có 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức.

Phương án 1: Bổ sung vào Bộ luật Lao động quy định: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước"; thời gian làm việc dự kiến từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút.

Phương án 2: Giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động, mà quy định tại các văn bản hành chính (đối với các bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định).

Tuy nhiên, trong thời điểm đó, nhiều chuyên gia nói rằng, Việt Nam tuy thống nhất múi giờ, nhưng khí hậu vùng miền khác nhau. Việc nghỉ trưa trong 60 phút không hợp lý. 60 phút không đủ thời gian để người dân ăn uống, nghỉ ngơi, sau đó làm việc sẽ không hiệu quả.

Việc đề xuất thống nhất giờ làm việc từ Trung ương tới địa phương cũng đã từng được đề cập nhưng nhiều địa phương không đồng thuận, vì không phù hợp. Bộ LĐ-TB&XH không nên quy định cụ thể mà chỉ cần quy định chung đảm bảo số giờ làm việc theo Bộ luật Lao động như hiện hành, thời gian làm việc là 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần.

Còn việc bắt đầu và kết thúc ngày làm việc vào lúc nào nên giao từng địa phương quyết định, căn cứ vào đặc điểm thời tiết, khí hậu, đặc trưng ngành nghề, phong tục, tập quán của từng vùng miền.

Quốc hội tranh luận kịch liệt về giảm giờ làm

"Hãy nhìn những đứa trẻ mà cha mẹ của họ phải gửi về quê. Có người mẹ, người cha nào muốn xa con mình hay không,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiện Nhân - Quỳnh Vinh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN