Cơ phó “tử thần” A320 cố cứu máy bay vào phút chót

Theo tờ Daily Mail của Anh, dữ liệu hộp đen của chiếc máy bay xấu số Airbus A320 rơi tại vùng núi Alps của Pháp ngày 24.3 khiến 150 người thiệt mạng cho thấy, cơ phó người Đức  có thể đã đổi ý, không muốn tự sát vào phút chót và đã cố cứu chiếc phi cơ chỉ 93 giây trước khi nó đâm vào núi nhưng bất thành.

Chi tiết mới nhất trong thảm kịch rơi máy bay Airbus A320 của hãng hàng không Đức Germanwings hồi tháng 3 là cơ phó tử thần Andreas Lubitz, người bị cáo buộc đã cố tình đâm máy bay vào núi để tự sát đã cố gắng cứu chiếc phi cơ vào phút chót.

Cơ phó “tử thần” A320 cố cứu máy bay vào phút chót - 1

Cơ phó tử thần Andreas Lubitz (phải) bị cáo buộc điều khiển máy bay Airbus A320 đâm vào núi Alps của Pháp ngày 24.3.

Tuy nhiên, chiếc Airbus A320 lao xuống với tốc độ lớn đã đâm thẳng vào sườn núi, khiến máy bay nát vụn, không thi thể hành khách hoặc phi hành đoàn nào còn nguyên vẹn.
Chi tiết mới được tiết lộ trong báo cáo giữa kỳ của các nhà điều tra an toàn hàng không Pháp dài 29 trang được công bố hôm 6.5 dựa trên dữ liệu hộp đen của chiếc máy bay xấu số.
 
Trong đó, báo cáo kết luận rằng, một phút 33 giây trước khi chiếc Airbus A320 xấu số đâm vào dãy núi Apls của Pháp, (tức trong khoảng thời gian từ 10 giờ 39 phút 33 giây đến 10 giờ 40 phút 07 giây), máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) đã ghi nhận một lực tác động trong khoảng 30 giây vào bộ điều khiển sidestick (cần điều khiển bên) của chiếc Airbus A320 với biên độ dao động thấp do tác động bằng tay từ phía chỗ ngồi của Cơ phó Lubitz. Tuy nhiên, lực tác động này không đủ mạnh để vô hiệu quá chế độ lái tự động.
 
Cơ phó “tử thần” A320 cố cứu máy bay vào phút chót - 2

Chân dung cơ phó Lubitz. 

Giáo sư Elmar Giemulla, một trong các luật sư của các nạn nhân đồng thời cũng là một luật gia chuyên về du lịch hàng không nhấn mạnh, chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết chính xác, hành động của cơ phó Lubitz trong phút chót nhằm mục đích gì.
 
"Chúng ta không bao giờ biết chính xác, anh ta hành động trong những giây đó nhằm mục đích gì", bà Elmar Giemulla. Theo bà Giemulla, một lực đủ mạnh hoàn toàn có thể giúp vô hiệu hóa chế độ lái tự động.

Trong khi đó, Remi Jouty, Giám đốc Cơ quan điều tra, phân tích dữ liệu tai nạn hàng không Pháp BEA cho hay, ông không tin rằng, cơ phó Lubitz thực sự muốn cứu máy bay, ngăn chặn vụ tai nạn thảm khốc do chính anh ta gây ra khi việc này, về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể làm được.
"Cơ phó hoàn toàn có thể cứu máy bay. Nhưng tất cả mọi hành động của anh ta chỉ mang một ý nghĩa duy nhất. Đó là đâm máy bay xuống đất", ông Remi Jouty tuyên bố.
Cơ phó “tử thần” A320 cố cứu máy bay vào phút chót - 3

Hiện trường thảm kịch Airbus A320

Trong một báo cáo trước đó, BEA cho biết, cơ phó Lubitz đã liên tục hạ độ cao và sau đó lại nâng lại độ cao của một chuyến bay khác cũng có lộ trình từ Dusseldorf đến Barcelona vào buổi sáng trước khi lái chiếc Airbus A320 vào núi. Đây được cho là hành động “tập luyện” cho nỗ lực tự sát của cơ phó này cùng ngày hôm đó trên chuyến bay mang số hiệu 4U9525.

Các công tố viên Đức cho biết, cơ phó Lubitz đã bị chẩn đoán là người có xu hướng tự sát cách đây vài năm, trước khi anh ta trở thành phi công.

Lufthansa, công ty mẹ của hãng hàng không Germanwings đã thừa nhận rằng trong khi tham gia khóa đào tạo phi công vào năm 2009, Lubitz đã thông báo với nhà trường rằng anh ta từng bị “trầm cảm nghiêm trọng”. Tuy nhiên, sau đó anh ta vẫn được cấp chứng chỉ phi công sau khi vượt qua các bài sát hạch.

Trong những phút cuối cùng, từ máy ghi dữ liệu chuyến bay có thể thấy, hành khách đã la hét hoảng loạn khi nhận thức được thảm kịch sắp xảy ra, còn cơ trưởng Sondheimer, 36 tuổi đã cố phá cửa buồng lái trong tuyệt vọng nhằm ngăn cản cơ phó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Đăng ([Tên nguồn])
Máy bay Đức Airbus A320 rơi tại Pháp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN