Chuyện chụp chiếu, xét nghiệm "khoán"

Việc để tư nhân đầu tư hàng loạt máy móc vào bệnh viện (BV) công lập đã khiến tình trạng “khoán” chụp chiếu, xét nghiệm nảy sinh. Theo đó, mỗi năm BV phải đạt một con số nhất định về số ca chụp chiếu (CT Scanner, MRI, …), bất kể số lượng bệnh nhân thế nào, có cần chụp chiếu hay không.

Đặt “chỉ tiêu” về số ca chụp CT - Scanner!

Trong một nghiên cứu của TS.BS Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc BV Phổi TƯ vừa được công bố trên Tạp chí Y học thực hành của Bộ Y tế vào tháng 3/2012, có một thông tin đáng chú ý. Đó là mỗi khi thực hiện liên doanh liên kết, công ty cho thuê thiết bị y tế đều thỏa thuận và thống nhất với BV về số lượng ca chụp/năm.

Chuyện chụp chiếu, xét nghiệm "khoán" - 1

Nghiên cứu tại 3 bệnh viện cho thấy "chỉ tiêu" chụp CT-Scanner mỗi năm được bệnh viện và công ty (đơn vị đặt máy) thống nhất là 1.500 ca (Ảnh minh họa: Internet)

Đề tài nghiên cứu "Một số vấn đề trong công tác liên kết đặt máy chụp CT - Scanner tại một số bệnh viện ở phía Bắc của một công ty cổ phần cho thuê thiết bị y tế Việt Nam” được thực hiện năm 2010 và tiến hành tại 3 BV tuyến tỉnh (Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Kạn).

Cụ thể tại 3 BV (nơi tiến hành nghiên cứu) là Phố Nối (Hưng Yên), Gang Thép (Thái Nguyên) và Bắc Kạn, doanh số kỳ vọng khi xây dựng dự án liên doanh, liên kết trung bình là 1.500 ca chụp CT - Scanner trong 1 năm.

Theo đó, BV Phối Nối vượt “chỉ tiêu” 118%, BV Giang Thép đạt 85% và BV Bắc Kạn đạt 82% chỉ tiêu.

Việc “vượt chỉ tiêu” chưa đủ thuyết phục để kết luận BV có lạm dụng hay không, nhưng rõ ràng chuyện ra "chỉ tiêu" là “có vấn đề”.

“Khoán” chụp chiếu, xét nghiệm

 Bài phản ánh bệnh viện đa khoa khu vực thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) có tình trạng “khoán” tương tự.

Theo đó, lãnh đạo bệnh viện yêu cầu các khoa phòng năm 2011 phải đạt “chỉ tiêu” 3.700 người chụp CT scanner, 16.000 người siêu âm, 16.050 người điều trị nội trú và 80.000 lượt người khám bệnh. Nếu đạt chỉ tiêu này, cán bộ bệnh viện sẽ được “bổ sung thu nhập”.

Từ đây nảy si sống lưng, nhưng các bác sĩ lại chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não (chi phí trên 2 triệu đồng/lượt), hoặc bệnh nhân đau họng lại cho xét nghiệm toàn bộ, trong đó có cả xét nghiệm... HIV.

Cách làm này ngay sau đó đã bị Bộ Y tế “tuýt còi”!

Theo đánh giá của lãnh đạo một BV lớn tại Hà Nội thì việc chỉ định chụp chiếu (bất kể loại nào) cũng phải căn cứ trên tình trạng cụ thể của người bệnh, không thể đưa ra “chỉ tiêu” dạng khoán như trên được.

Tuy nhiên, khi liên doanh liên kết dưới hình thức đặt máy thì việc đưa ra “chỉ tiêu” như trên là điều tất yếu và phải được sự đồng thuận của lãnh đạo BV thì các bên mới ký hợp đồng.

Nếu vượt “chỉ tiêu” thì dễ “nói chuyện” nhưng không vượt thì sẽ có “vấn đề”, ảnh hưởng đến phần trăm ăn chia giữa BV và doanh nghiệp (hiện đang là 40 - 60).

Do đó, tất yếu các BV sẽ thúc đẩy việc sử dụng máy móc để đạt chỉ tiêu, gây tình trạng lạm dụng tràn lan, lãng phí lớn cho người bệnh cũng như quỹ BHYT.

Tỷ lệ phát hiện bệnh thấp: Dấu hỏi lớn

Cũng trong nghiên cứu của TS.BS Vũ Xuân Phú, một thông tin đáng chú ý khác là tỷ lệ phát hiện vấn đề của bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp (CT - Scanner) từ các máy xã hội hóa (máy của tư nhân đặt trong bệnh viện) chỉ đạt ở mức 30 - 41%!

Một dấu hỏi lớn đang được đặt ra về hiệu quả sử dụng của các máy chụp cắt lớp này trong các BV công lập.

Ngoài chuyện “khoán” gây lạm dụng như đã nêu ở trên, hiện nay vấn đề chất lượng các máy móc liên kết cũng đang là một “vấn đề”.

Nghiên cứu ở các BV tuyến tỉnh như trên cho thấy, có đến 2/3 máy móc là do Trung Quốc sản xuất, có một máy do Nhật sản xuất nhưng không phải máy mới 100%.

Theo bác sỹ Phú - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu - thì cỡ mẫu của nghiên cứu này không phản ánh bức tranh toàn cảnh của toàn hệ thống. Tuy nhiên, với những con số mà nghiên cứu đưa ra cùng những gì diễn ra trên thực tế đã được phản ánh, có thể thấy Bộ Y tế cần có biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng này.

Viện càng lớn, càng nhiều máy tư nhân

Theo tìm hiểu của phóng viên, một BV hàng đầu như BV Bạch Mai hiện đang sử dụng máy xã hội hóa (do tư nhân liên kết, đặt trong bệnh viện và ăn chia tỷ lệ % lợi nhuận với BV) với số lượng khá lớn.

Cụ thể: BV có 1 máy chụp PET-CT; 7 máy chụp CT-Scanner (trong đó, có 5 máy chụp CT-Scanner dưới 32 dãy, 1 máy chụp CT-Scanner 64 dãy và 1 máy chụp CT-Scanner 256 dãy); 17 máy siêu âm các loại (trong đó, siêu âm màu: 2 máy; siêu âm thường: 9 máy; siêu âm tim mạch: 4 máy; siêu âm xuyên sọ: 2 máy).

“Chết” bệnh nhân không có BHYT

Bệnh nhân BHYT khi sử dụng các máy xã hội hóa này ngoài phần đồng chi trả sẽ phải trả phần chênh lệch giữa giá quy định của Nhà nước với giá do doanh nghiệp và bệnh viện thỏa thuận. Còn bệnh nhân không có BHYT thì phải trả toàn bộ chi phí.

Trong khi phải trả toàn bộ chi phí thì đối tượng bệnh nhân không có BHYT bị chỉ định chụp CT-Scanner hiện đang chiếm tỷ lệ cao. Ở BV đa khoa Phố Nối (Hưng Yên), tỷ lệ bệnh nhân không có BHYT được chỉ định chụp CT-Scanner từ máy xã hội hóa lên tới 67%, còn tại BV Gang Thép (Thái Nguyên) là 51% và tại BV Bắc Kạn là 43%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Cẩm Quyên (Vietnamnet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN