Cận cảnh tôn tạo, phục dựng 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan'

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân nơi tiếp giáp địa giới TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang được tu bổ, tôn tạo và phục dựng về nguyên bản. Sau gần 1 năm, hình hài về "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đang dần được tái hiện.

Hải Vân Quan được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển, nơi giáp vai giữa hai ngọn Hải Vân Sơn (phía đông) và Bà Sơn (phía tây), thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân. Di tích thuộc địa phận của thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Cách trung tâm TP Huế khoảng 90km về phía nam, cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 28km về phía bắc.

Hải Vân Quan được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển, nơi giáp vai giữa hai ngọn Hải Vân Sơn (phía đông) và Bà Sơn (phía tây), thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân. Di tích thuộc địa phận của thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Cách trung tâm TP Huế khoảng 90km về phía nam, cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 28km về phía bắc.

Các vị vua triều Nguyễn đều rất quan tâm đến vị trí xung yếu của Hải Vân Quan và đã nhiều lần ra chỉ dụ tăng cường bảo vệ an toàn cho Kinh đô Huế, giúp triều đình kiểm soát một cách hiệu quả các lực lượng ra vào, phòng trừ bất trắc. Tuyến phòng thủ này được tăng cường củng cố khi Đà Nẵng bị phương Tây nhòm ngó.

Các vị vua triều Nguyễn đều rất quan tâm đến vị trí xung yếu của Hải Vân Quan và đã nhiều lần ra chỉ dụ tăng cường bảo vệ an toàn cho Kinh đô Huế, giúp triều đình kiểm soát một cách hiệu quả các lực lượng ra vào, phòng trừ bất trắc. Tuyến phòng thủ này được tăng cường củng cố khi Đà Nẵng bị phương Tây nhòm ngó.

Tháng 8 năm 1848, vua Tự Đức cho đắp thêm pháo đài ở cửa ải Hải Vân. Năm 1849 lại đặt thêm 7 cỗ thần công để phòng thủ cả trên núi cao lẫn ngoài mặt biển. Khi đó, Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng đẩy lui các cuộc tấn công bất ngờ và kiểm soát có hiệu quả sự qua lại ở nơi đây. Trong ảnh: Sơ đồ mặt bằng di tích Hải Vân Quan do H. Cosserat vẽ năm 1918 (H. Cosserat: Lũy phòng thủ trên đèo Hải Vân, Tạp chí BAVH, số 2/1921, NXB Thuận Hóa, Huế, 2001). Ảnh tư liệu.

Tháng 8 năm 1848, vua Tự Đức cho đắp thêm pháo đài ở cửa ải Hải Vân. Năm 1849 lại đặt thêm 7 cỗ thần công để phòng thủ cả trên núi cao lẫn ngoài mặt biển. Khi đó, Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng đẩy lui các cuộc tấn công bất ngờ và kiểm soát có hiệu quả sự qua lại ở nơi đây. Trong ảnh: Sơ đồ mặt bằng di tích Hải Vân Quan do H. Cosserat vẽ năm 1918 (H. Cosserat: Lũy phòng thủ trên đèo Hải Vân, Tạp chí BAVH, số 2/1921, NXB Thuận Hóa, Huế, 2001). Ảnh tư liệu.

Tháng 4/2017, lãnh đạo ngành văn hóa Đà Nẵng và Huế đã bắt tay nhau trùng tu, khi Hải Vân quan được công nhận là Di tích cấp quốc gia. Tháng 12/2021, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan mới chính thức được khởi công.

Tháng 4/2017, lãnh đạo ngành văn hóa Đà Nẵng và Huế đã bắt tay nhau trùng tu, khi Hải Vân quan được công nhận là Di tích cấp quốc gia. Tháng 12/2021, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan mới chính thức được khởi công.

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan có tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng do TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cùng góp vốn với tỷ lệ 50:50. Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và Sở VHTT TP Đà Nẵng cùng phối hợp làm chủ đầu tư. Sau hơn 10 tháng, đến nay dự án đã thực hiện được khoảng 70% tiến độ. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023.

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan có tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng do TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cùng góp vốn với tỷ lệ 50:50. Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và Sở VHTT TP Đà Nẵng cùng phối hợp làm chủ đầu tư. Sau hơn 10 tháng, đến nay dự án đã thực hiện được khoảng 70% tiến độ. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023.

Năm 2018, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan. Với diện tích gần 900 m2 thám sát và khai quật, kết quả đã làm sáng rõ quá trình hình thành và biến đổi của di tích, xác định được quy mô, kết cấu nền móng kiến trúc của công trình, cung cấp những cứ liệu khoa học cần thiết, phục vụ hiệu quả cho công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.

Năm 2018, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan. Với diện tích gần 900 m2 thám sát và khai quật, kết quả đã làm sáng rõ quá trình hình thành và biến đổi của di tích, xác định được quy mô, kết cấu nền móng kiến trúc của công trình, cung cấp những cứ liệu khoa học cần thiết, phục vụ hiệu quả cho công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.

Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường phía trên xây gạch vồ...

Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường phía trên xây gạch vồ...

Cổng Thiên hạ Đệ nhất hùng quan được trùng tu bằng việc hạ giải phần gạch phía trên.

Cổng Thiên hạ Đệ nhất hùng quan được trùng tu bằng việc hạ giải phần gạch phía trên.

Một mảng tường thành ngay cổng Hải Vân Quan nguyên gốc là cơ sở để các nhà nghiên cứu, chuyên gia đưa ra phương án thi công phục dựng các tường thành quanh di tích theo các bản vẽ, hình ảnh tư liệu Hải Vân Quan thời xa xưa còn lưu lại.

Một mảng tường thành ngay cổng Hải Vân Quan nguyên gốc là cơ sở để các nhà nghiên cứu, chuyên gia đưa ra phương án thi công phục dựng các tường thành quanh di tích theo các bản vẽ, hình ảnh tư liệu Hải Vân Quan thời xa xưa còn lưu lại.

Cận cảnh tôn tạo, phục dựng 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' - 10

Đơn vị thi công chính là Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Phân viện miền Trung đã dùng đá mồ côi để việc xây dựng tường thành để đảm bảo mỹ quan và đúng với nguyên gốc Hải Vân Quan.

Đơn vị thi công chính là Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Phân viện miền Trung đã dùng đá mồ côi để việc xây dựng tường thành để đảm bảo mỹ quan và đúng với nguyên gốc Hải Vân Quan.

Công nhân, kỹ sư trên công trường tỷ mẩn lựa chọn những viên đá để ghép nên những bức tường thành.

Công nhân, kỹ sư trên công trường tỷ mẩn lựa chọn những viên đá để ghép nên những bức tường thành.

Đá tự nhiên trên các tường thành nhanh chóng mọc rêu xanh

Đá tự nhiên trên các tường thành nhanh chóng mọc rêu xanh

Cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan để nguyên tấm bia cổ.

Cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan để nguyên tấm bia cổ.

Những vết đạn pháo trên tường thành, chứng tích của chiến tranh cũng sẽ được để lại, không sửa chữa.

Những vết đạn pháo trên tường thành, chứng tích của chiến tranh cũng sẽ được để lại, không sửa chữa.

Bên trong cổng Hải Vân Quan rêu và địa y trên gạch đá được để nguyên để giữ vẻ cổ kính vốn có của di tích.

Bên trong cổng Hải Vân Quan rêu và địa y trên gạch đá được để nguyên để giữ vẻ cổ kính vốn có của di tích.

Một bia đá chỉ còn lại phần đế với họa tiết rồng triều Nguyễn được phát hiện tại Hải Vân Quan.

Một bia đá chỉ còn lại phần đế với họa tiết rồng triều Nguyễn được phát hiện tại Hải Vân Quan.

Những lối đi xung quanh tường thành được xây bằng đá và sẽ được trồng cây phủ xanh.

Những lối đi xung quanh tường thành được xây bằng đá và sẽ được trồng cây phủ xanh.

Bia tưởng niệm chiến thắng Đồn Nhất tại Hải Vân Quan cũng đã hoàn thành. Di tích Hải Vân Quan ghi dấu chiến thắng Đồn Nhất tròn 70 năm trước, với trận đánh của Đại đội 6, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803, Liên khu V trong chiến dịch hè thu 1952-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Bia tưởng niệm chiến thắng Đồn Nhất tại Hải Vân Quan cũng đã hoàn thành. Di tích Hải Vân Quan ghi dấu chiến thắng Đồn Nhất tròn 70 năm trước, với trận đánh của Đại đội 6, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803, Liên khu V trong chiến dịch hè thu 1952-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Hình ảnh tư liệu về cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan thời Pháp.

Hình ảnh tư liệu về cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan thời Pháp.

Nguồn: [Link nguồn]

Bên trong đấu trường mãnh thú cổ xưa, chỉ còn ở Việt Nam

Hổ Quyền - trường đấu dành cho voi và hổ hình thành dưới triều nhà Nguyễn, được ví là “Colosseum của phương Đông”. Di tích lịch sử độc đáo xứ Huế này được xem là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thành ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN