Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh

Gần 300 gian hàng ở chợ gỗ Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ có duy nhất một mặt hàng mua bán đó là gỗ trắc (vàng mun). Đây là loại gỗ quý hiếm, giá cả đắt đỏ và cấm xuất khẩu.

Chợ gỗ Phù Khê Thượng (Xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ có duy nhất một mặt hàng mua bán đó là gỗ trắc.

Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh - 1

Chợ gỗ Phù Khê

Theo những người bán hàng tại đây, những phiến gỗ trắc sau khi thành phẩm, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, hoặc được thương lái Trung Quốc sang tận nơi để lấy hàng.

Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh - 2

Từng miếng gỗ được thương lái đánh dấu để dễ kiểm soát

Khu chợ rộng trên 10.000m2 nằm trên khu đất thôn Thượng. Kinh phí 7 tỷ đồng xây dựng chợ được chủ yếu từ các hộ kinh doanh góp vốn cùng với nguồn tài chính của thôn.

Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh - 3

Giá cả được tính bằng kg tùy theo chất lượng và kích cỡ của miếng gỗ. Giá từ 800.000đ đến hàng triệu đồng/kg

Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh - 4

Mặt hàng bày bán chỉ duy nhất là loại gỗ trắc với nhiều kích cỡ. Tất cả các khối gỗ đều không có dấu của kiểm lâm, mặc dù đây là gỗ quý, giá cả đắt đỏ và cấm xuất khẩu.

Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh - 5

Trong khu chợ, luôn có gần 10 người canh gác, bảo vệ không cho người lạ vào. Nhiều người trêu đùa, người dân Phù Khê Thượng nằm trên cả đống tiền.

Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh - 6

Người đến mua đều là thợ mộc, sau khi thành phẩm sẽ được bán sang Trung Quốc, nhiều ngày cũng có thương lái Trung Quốc đến chợ mua gỗ thô để tuồn về nước.

Cận cảnh chợ bán "vàng mun" ở Bắc Ninh - 7

Hết giờ, các hộ kinh doanh chỉ việc đậy bạt tránh nắng mưa, an ninh ở đây được đảm bảo tuyệt đối

 Chợ hoạt động nhộn nhịp vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều hàng ngày. Một người kinh doanh cho biết, thời gian rảnh rỗi, anh lấy những mảnh gỗ trắc bỏ đi làm lồng chim cũng kiếm được 2 triệu đồng/lồng.

Khi được hỏi, mua gỗ ở đâu, hầu hết các tiểu thương đều né tránh câu trả lời và tỏ vẻ nghi ngờ. Trong khi đó, trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng cho biết, gỗ được từ một số cơ sở kinh doanh ngoài xã. Với việc thành lập 22 hộ doanh nghiệp, Phú Khê Thượng đang dần thay da đổi thịt vì lợi ích kinh tế rất lớn từ buôn bán gỗ trắc đem lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hiếu (Infornet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN