Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì?

Trong 11 bảng “cấm xâm phạm” mà nhà đầu tư Ấn độ được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép cắm trên bãi biển Nha Trang, ghi rõ: Khu vực này nằm trong quy hoạch của Dự án Phoneix Beach (bãi biển Phượng Hoàng)… Nhà đầu tư sẽ xây dựng những gì trên bãi biển Nha Trang?

Bê tông hóa

Theo dự án, bãi biển Phượng Hoàng trải dài trên 4km bao gồm toàn bộ công viên biển và bãi cát đến mép biển Nha Trang, chiếm bãi biển phía đông đường Trần Phú. Đây là khu vực trung tâm nhất và đẹp nhất của bãi biển Nha Trang tính từ phía Nam cầu Trần Phú cho đến công viên Trần Hưng Đạo. Khi dự án này hoàn thành, bãi biển Nha Trang sẽ trở thành bãi biển Phượng Hoàng với chi chít những công trình bê tông.

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 1

Phối cảnh toàn bộ dự án chi chít công trình bê tông

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 2

 Hiện trạng khu vực sẽ thực hiện Dự án Bãi biển Phượng Hoàng – ảnh Phong Nha Trang

Bắt đầu từ phía nam cầu Trần Phú, “đại bản doanh” của dự án này là các tòa nhà cao 50 - 65 tầng xây trên bãi biển và lấp vịnh để xây nhô hẳn ra biển, có tổng diện tích 58.000m2 và 1,18 triệu m2 mặt sàn.

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 3

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 4

 Tổ hợp các cao ốc vườn Phoenix và khách sạn

Gần đó, có một quán bar cao cấp trên mặt biển chỉ để tiếp khách mời và trung tâm thương mại Fish Scale với cả một làng mua sắm.

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 5Trung tâm thương mại Fish scale

Tiếp đó là khu Playa villa gồm nhiều căn nhà xây nhỏ xây dọc theo bờ biển. Nói về khu vila này, ông Bùi Dũng – Nguyên Chủ tịch Hội kiến trúc sư Khánh Hòa bức xúc: “Chúng tôi đã phản đối rằng, trước đây chúng ta đã cố gắng phá bỏ những lô cốt từ thời Pháp, sao nay lại cho xây vô số lô cốt như vậy trên bãi biển Nha Trang? Nhưng những góp ý của Hội kiến trúc sư đã không được chính quyền ghi nhận”.

Gần công trình đang tồn tại nhà hàng “hộp bê tông” Four season (bốn mùa), tập đoàn Dewan sẽ xây dựng một quán bar ngầm mang tên Pharaoh, sát bên Tháp Trần Hương.

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 6

 Quán bar Pharaoh

Tại quảng trường 2.4 sẽ xây dựng bãi đậu xe ngầm, khách sạn ngầm và bên trên vườn dương, vườn dừa sẽ xây dựng quán cà phê trên ngọn cây. Nơi mà dưới mặt đất người dân có thể đi lại, ngắm biển Phượng Hoàng nhưng trên đầu họ sẽ có một mặt sàn quán cà phê hàng trăm chỗ ngồi. Và thêm một khách sạn nửa ngầm nửa nổi khác được xây dựng ngay cạnh quán cà phê trên cây này.

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 7

Phía trên công viên xanh tốt này sẽ có một...

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 8

… Quán cà phê trên cây hàng trăm chỗ ngồi

Cạnh Công viên Phù Đổng (Nhà hàng Nga với 1.800m2 mặt sàn). Tiếp đó là khu nghỉ mát Ana Mandara với chuỗi công trình gồm, tháp trò chơi cảm giác mạnh Screaming Typhoon, trung tâm biểu diễn kiêm club, trung tâm lễ hội, sự kiện trên diện tích 35.000m2, công suất hơn 30.000 người.

Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì? - 9

 Trung tâm biểu diễn kiêm câu lạc bộ the Core

Như vậy, suốt chiều dài bờ biển trung tâm Nha Trang, tập đoàn Dewan sẽ xây dựng 4 khách sạn, hàng loạt vila, nhiều quán bar, trung tâm thương mại, quán cà phê, quán nhậu, trung tâm biểu diễn hội nghị…vv… với cả triệu mét vuông sàn bê tông.

Chưa minh bạch

Ông Bùi Mau – Chủ tịch Liên hiệp Các hội (KHKT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã tổ chức hội thảo để phản biện dự án, kết quả là: Không xây khách sạn phía Đông đường Trần Phú vì ảnh hưởng quyền lợi cộng đồng; không làm các công trình ngầm vì ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên Nha Trang; đề nghị thu hồi giải tỏa hết các resort, nhà hàng trên công viên biển Nha Trang; Việc xây dựng trên bãi biển Nha Trang là vấn đề nhạy cảm, đề nghị UBND tỉnh trước khi phê duyệt quy hoạch phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các tổ chức xã hội. Nhưng hầu hết các nội dung phản biện đều không được chấp thuận, tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt quy hoạch vào tháng 10.2014 mà không trưng cầu dân ý.

Sáng 19.5, kiến trúc sư Nguyễn Hoàng – Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa nói, dự án này xây dựng trên đất công cộng, đất công viên biển, bãi biển và mặt biển của vịnh Nha Trang (di sản quốc gia) thì phải trưng cầu dân ý, tổ chức giám sát cộng đồng. Nhưng tỉnh đã không lấy ý kiến dân, nay gây bức xúc dư luận thì phải dừng lại và phải giải thích minh bạch cho nhân dân rõ đã làm đúng luật di sản, luật xây dựng, luật tài nguyên môi trường chưa… “Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa đã có phản biện, không đồng ý xây dựng bê tông hóa bãi biển Nha Trang nhưng chẳng thấy tỉnh trả lời gì” – Ông Hoàng nói.

Cũng theo ông Hoàng, cả một dự án lớn như vậy mà không ai dựng mô hình, không treo bản đồ quy hoạch cho dân biết, ngay cả Hội kiến trúc sư cũng không được cung cấp sơ đồ dự án.

Trả lời báo chí về xung quanh dự án này, ông Nguyễn Chiến Thắng – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói liên hệ với ông Huỳnh Ngọc Bông – Chánh văn phòng, phát ngôn viên của UBND tỉnh. Còn ông Bông lại nói, trách nhiệm công bố quy hoạch là của Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa. Tuy nhiên, ông Lê Văn Dẻ - Giám đốc Sở Xây dựng thường xuyên bận họp hay đi công tác, điện thoại không bắt máy.

Trước đó, ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết, trước khi tỉnh phê duyệt thì quy hoạch nêu trên đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng như Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đồng ý, chủ trương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Khuê ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN