Cá nuôi trên sông Bưởi tiếp tục chết bất thường

Một lượng lớn cá nuôi lồng trên sông Bưởi của các hộ dân lại tiếp tục chết không rõ nguyên nhân.

Cá nuôi trên sông Bưởi tiếp tục chết bất thường - 1

Cá nuôi lồng trên sông Bưởi của nhiều hộ dân lại tiếp tục bị chết bất lường

Trong các ngày từ 13 đến 15/5, trên địa bàn xã Cẩm Thạch và Thạch Định (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa), hơn 1 tấn cá nuôi của bà cơn ở sông Bưởi lại tiếp tục chết.

Ông Phạm Lâm Đồng - Bí thư Đảng ủy xã Thạch Định ( huyện Thạch Thành) cho biết, trong hai ngày qua, cá lồng bè của bà nuôi ở sông Bưởi lại đã bị chết không rõ nguyên nhân khiến bà con vô cùng hoang mang. Tổng số cá nuôi lồng của bà con bị chết là 487 kg, của 3 hộ dân. 

Cá nuôi trên sông Bưởi tiếp tục chết bất thường - 2

Toàn bộ số cá nuôi bị chết ngay sau đó được đưa đi tiêu hủy tránh gây ô nhiễm môi trường

Ngoài ra, cùng thời điểm, trên địa bàn xã Thạch Cẩm cũng xuất hiện cá nuôi lồng của 7 hộ dân cũng bị chết đột ngột. Theo một số hộ nuôi cá ở đây, cá bắt đầu chết nhiều vào các ngày 13 và 14/5, ban đầu cá liên tục nổi lên mặt nước chạy lảo đảo quanh lồng, bỏ ăn rồi chết dần. 

Thống kê sơ bộ từ 2 xã thì ước tính số cá nuôi bị chết lần này khoảng trên 1 tấn. Cá chết đa phần là cá trắm có trọng lượng từ 2-4kg, đang trong mùa thu hoạch.

Ngay sau khi nhận được tin báo của chính quyền hai xã Thạch Cẩm và Thạch Định, UBND huyện Thạch Thành đã cử cán bộ các phòng ban liên quan về phối hợp với chính quyền xã Thạch Định kiểm tra, lập biên bản số lượng cá bị chết và đưa đi tiêu hủy đúng quy định tránh gây ô nhiễm môi trường.

Cá nuôi trên sông Bưởi tiếp tục chết bất thường - 3

Hiện nay, nhiều người dân không giám sử dụng nguồn nước sông Bưởi khi chưa có kết luận chính thức từ phía cơ quan chức năng

Ông Phạm Trọng Dũng - Phó Bí thư Huyện ủy Thạch Thành, cho hay: "Hiện nay không biết nguyên nhân cá chết vì cái gì, trong nước bị nhiễm loại độc tố gì. Điều căn bản và đáng ngại nhất là dòng sông Bưởi bị ô nhiễm kéo dài 15 xã, thị trấn của huyện. Toàn bộ diện tích lúa, hoa màu của bà con hiện nay đang rất cần nước để tưới. Thế nhưng, đến thời điểm tại, các cơ  quan chức năng chưa có kết luận chính thức về sự ô nhiễm. Vì vậy, người dân không dám dùng nước sinh hoạt từ sông Bưởi và 22 trạm bơm tưới cho cây trồng của huyện cũng không được lấy nước từ sông vào".

Trước đó, ngày 14/5, ông Nguyễn Trần Anh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ kiểm tra, xử lý tình trạng xả thải trên sông Bưởi cho biết, Sở này đã ra quyết định xử phạt Nhà máy Đường Hòa Bình (Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình) 480 triệu đồng về hành vi xả thải chưa đúng quy trình ra sông Bưởi làm cá chết hàng loạt.

UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã quyết định đình chỉ hoạt động doanh nghiệp này trong 6 tháng, buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi xả nước thải chưa qua xử lý và xả nước thải ra nguồn nước khi chưa được cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Tuấn (Báo Giao thông)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN