Ấm áp tình người trong ‘ngôi nhà xe lăn’ giữa lòng TPHCM

'Ngôi nhà xe lăn' nằm trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn Cư Trinh, phường Cầu Kho (quận 1, TPHCM). Căn trọ ấm áp tình người có 26 thành viên sinh sống như anh chị em ruột thịt. Họ đồng cảm, giúp đỡ và nương tựa vào nhau san sẻ những thiệt thòi, khiếm khuyết trên thân thể giữa cuộc sống bộn bề nơi phố thị.

Hơn 20 năm qua, cuộc sống nhiều bộn bề lo toan nhưng các thành viên trong ‘ngôi nhà xe lăn’ luôn đầy ấp tiếng cười và sự lạc quan. Chị Biện Thị Chung (46 tuổi, quê Bình Định, người bị liệt hai chân) được mọi người gọi là chị cả trong nhà. Chị Chung giải thích cái tên 'ngôi nhà xe lăn' nghe khá lạ.

"Mọi người mong muốn cả nhà luôn yêu thương, gắn bó với nhau như một gia đình. Dù mỗi người mỗi hoàn cảnh, cũng không phải máu mủ ruột rà gì", chị Chung nói và cho biết thêm, tên ngôi nhà được các thành viên trong nhà đặt. Cuộc sống của các thành viên phụ thuộc vào chiếc xe lăn, nó là "đôi chân" mà họ có được để mưu sinh, sinh hoạt...

Ấm áp tình người trong ‘ngôi nhà xe lăn’ giữa lòng Sài Gòn. Video Chang Chang

"Cách đây 20 năm, chúng tôi gặp nhau khi vào TPHCM mưu sinh. Mỗi người ở mỗi tỉnh khác nhau về đây nhưng cùng chung cảnh ngộ. Thấy vậy tôi mới ngỏ ý với mọi người cùng về sinh sống chung trong một căn nhà, nương tựa nhau những lúc khó khăn", chị nói.

Lời đề nghị của người chị Chung được mọi người ủng hộ. Những thành viên ở trọ khắp nơi trên mảnh đất TPHCM cùng dọn chung về một căn nhà để sinh sống. Từ đó mà có ‘ngôi nhà xe lăn’.

Trong căn nhà trọ nhỏ này, mỗi người mỗi hoàn cảnh.

Trong căn nhà trọ nhỏ này, mỗi người mỗi hoàn cảnh.

Nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ nhau, sống hoà thuận nương tựa vào nhau để mưu sinh.

Nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ nhau, sống hoà thuận nương tựa vào nhau để mưu sinh.

Ngôi nhà được chia thành nhiều phòng, mỗi phòng ở từ 2-3 thành viên. Tất cả thay phiên nhau nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Mỗi tháng, các thành viên gom góp tiền lại để trả tiền nhà trọ, mỗi người vài trăm nghìn đồng.

Chị Phạm Thị Dung.

Chị Phạm Thị Dung.

Chị Phạm Thị Dung (43 tuổi, quê Phú Yên, bị liệt đôi chân từ nhỏ) chia sẻ, hoàn cảnh ở dưới quê khó khăn nên tôi vào TPHCM kiếm sống từ hơn 10 năm trước. "Chân ướt chân ráo vào thành phố không người quen, lúc đầu tôi gặp nhiều khó khăn, nhất là tìm một chỗ ở cho người khuyết tật như mình", chị nói rồi kể tiếp, cũng may mắn gặp được anh chị trong ngôi nhà xe lăn, mình dọn đến đây ở và được mọi người hỗ trợ tìm việc làm cho mình.

Ấm áp tình người trong ‘ngôi nhà xe lăn’ giữa lòng TPHCM - 4

Họ mưu sinh bằng nghề bán vé số trên chiếc xe lăn.

Họ mưu sinh bằng nghề bán vé số trên chiếc xe lăn.

Các thành viên đã chung tay lập ra 'quỹ cứu kẹt' để hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn, 'cứu kẹt' những lúc cấp bách. Mỗi ngày, các thành viên trong ngôi nhà tự nguyện góp từ 5 đến 10 nghìn đồng vào quỹ. "Số tiền này không nhiều lắm nhưng tích cóp qua từng ngày, từng tháng phòng khi có ai đột ngột đau ốm để giúp", chị Chung nói.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Vân (37 tuổi, quê Phú Yên) nhớ lại một lần bị bệnh và phải nằm bệnh viện vài ngày không có tiền đóng viện phí, nhờ ‘quỹ cứu kẹt’ mà chị vượt qua được.

Các thành viên chung tay góp vào 'quỹ cứu kẹt' để phòng khi cần.

Các thành viên chung tay góp vào 'quỹ cứu kẹt' để phòng khi cần.

“Ngôi nhà này không chỉ giúp tôi mưu sinh kiếm sống mà còn giúp tôi có thêm nhiều niềm vui từ tình yêu thương của mọi người. Cuộc sống còn nhiều nỗi lo toan, vất vả nhưng mọi thành viên trong ‘ngôi nhà xe lăn’ luôn vui vẻ và lạc quan. Chính sự yêu thương và đùm bọc lẫn nhau đã giúp chúng tôi có thêm sức mạnh để vươn lên mọi khó khăn”, chị Vân cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Ba người phụ nữ không chồng, bị “trời đày” trong thân hình những đứa trẻ

Gia đình có 5 người con nhưng 2 người cao lớn bình thường, 3 người còn lại thì nhỏ bé, còi cọc như đứa trẻ dù đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Chang Chang - Văn Minh ([Tên nguồn])
Những phận đời kém may mắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN