Nguy cơ thoái hóa khớp gối ở phụ nữ tăng cao

Ai cũng có thể bị thoái hóa khớp gối, tuy nhiên tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới.

Bác sĩ Hoisang Gong (phòng khám ACC) cho biết “Có khoảng 70% bệnh nhân đang điều trị thoái hóa khớp gối tại ACC là nữ giới trên 50 tuổi. Họ chỉ bắt đầu chữa trị khi đã sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, thậm chí tiêm thuốc trực tiếp vào đầu gối nhưng không khỏi”.

Vì sao phụ nữ thường bị thoái hóa khớp gối?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tổn thương toàn bộ khớp gối, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu. Lớp sụn bao bọc mặt khớp bị bào mòn dần, trở nên xù xì và mất tính đàn hồi, khiến các xương trong khớp cọ xát nhau khi vận động, gây nên triệu chứng sưng, đau.

Bên cạnh quá trình lão hóa, người phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới. Ở độ tuổi trên 40, phụ nữ gặp nhiều vấn đề của tuổi mãn kinh, điển hình là chứng đau đầu gối. Lý do là để phục vụ thiên chức làm mẹ, hệ thống dây chằng ở phần thân dưới của phụ nữ co giãn nhiều hơn, nên dễ bị tổn thương và suy yếu. Sự suy giảm hormone estrogen ở giai đoạn này còn làm giảm lượng canxi trong cơ thể - một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh xương khớp.

Nguy cơ thoái hóa khớp gối ở phụ nữ tăng cao - 1

Theo thời gian, nội tiết tố suy giảm làm ảnh hưởng đến xương và sụn khớp của người phụ nữ.

Không ít các chứng đau đầu gối còn bắt nguồn từ hệ sinh cơ học bàn chân và cẳng chân bị sai lệch, điển hình là tật bàn chân bẹt.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) càng cao càng có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối. Tình trạng thừa cân, béo phì ở nữ giới làm tăng áp lực lên sụn khớp, khiến chúng nhanh bị thoái hóa. Đồng thời, những người có nhiều mỡ thừa trên cơ thể luôn có hàm lượng các chất gây viêm khớp cao hơn.

Thói quen đi giày cao gót thường xuyên và liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Các chị em khi đi giày cao gót thường đẩy trọng tâm cơ thể về phía trước, tư thế này khiến cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có, thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Các yếu tố như: di truyền, ít vận động, ăn uống thiếu chất, thói quen ngồi xổm khi làm công việc nhà, ít chăm sóc sức khỏe bản thân… dẫn đến viêm khớp, thoái hóa sụn và cuối cùng là khởi phát thoái hóa khớp gối.

Các dấu hiệu nhận biết

- Đau nhức đầu gối, đau tăng khi vận động, nhất là khi ngồi xổm.

- Khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo hoặc lụp cụp mỗi khi co duỗi.

- Cứng khớp vào buổi sáng, kéo dài 15 - 30 phút sau khi ngủ dậy.

- Đầu gối lệch trục, có dấu hiệu sưng to và biến dạng.

- Khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống, cần phải có vật để vịn vào hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người thân.

Nếu không nhận biết và chữa thoái hóa khớp gối kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng dính khớp, teo cơ, tàn phế khó hồi phục.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thăm khám toàn khớp gối và chỉ định thăm dò hình ảnh chụp X-quang (xem khớp gối có gai xương, tràn dịch hoặc biến dạng hay không), siêu âm khớp (đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, đo độ dày sụn khớp), chụp cộng hưởng từ MRI (quan sát hình ảnh khớp đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch).

Nguyên tắc điều trị

Ở giai đoạn đầu, thoái hóa khớp gối có thể điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu để làm giảm triệu chứng và tăng khả năng vận động của khớp. Chỉ khi điều trị nội khoa không khỏi và bệnh tiến triển nặng thì cần có sự can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật (như thay khớp gối nhân tạo, ghép tế bào sụn). Tuy nhiên phẫu thuật khớp gối có thể dẫn đến nhiều rủi ro như dị ứng với thuốc tê/thuốc mê, nhiễm trùng, xuất huyết.

Tại ACC, phương pháp điều trị đau đầu gối hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật bao gồm 5 phần:

- Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) tác động lên xương chậu, đầu gối và bàn chân.

- Điều trị tật bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình y khoa nhằm mục đích điều chỉnh sự mất cân bằng của 2 chân và cơ thể.

- Trị liệu công nghệ cao bao gồm laser, sóng xung kích để cải thiện sức khỏe khớp và giảm viêm, giảm đau.

- Bổ sung dưỡng chất cần thiết như Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, những chất khoáng và vitamin khác hỗ trợ quá trình điều trị.

- Các bài tập vật lý trị liệu phù hợp.

Nữ bệnh nhân tên Hương (35 tuổi, TP. HCM) chia sẻ “Tôi bị sưng đầu gối bên trái, đau nhức khi leo lên cầu thang. Bác sĩ ACC xác định tôi bị thoái hóa khớp gối, tuy nhiên trường hợp của tôi chưa cần phải phẫu thuật. Để chữa thoái hóa khớp gối, các bác sĩ đã chiếu tia laser và sóng xung kích ở khớp gối. Sau 5 lần điều trị, tôi dần hết đau. Các chuyên viên còn hướng dẫn bài tập vật lý trị liệu giúp tôi khôi phục vận động khớp”.

Nguy cơ thoái hóa khớp gối ở phụ nữ tăng cao - 2

Bác sĩ Hoisang Gong đang điều trị cho bệnh nhân đau đầu gối bằng tia laser thế hệ IV

Theo bác sĩ Hoisang Gong, nguyên tắc quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp gối là chọn đúng phương pháp, đồng thời rất cần sự kiên trì và thái độ tích cực của bệnh nhân.

Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống ACC

Chi nhánh 1: 99 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM; ĐT: 028.39393930

Chi nhánh 2: 133 Nguyễn Trãi, phường 2, quận 5, TP.HCM; ĐT: 028.38383900

Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; ĐT: 024.32656888

Website: https://acc.vn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN