Giải pháp Đông – Tây y kết hợp trong kiểm soát bệnh tiểu đường

Phương pháp kết hợp Đông-Tây y, nghĩa là sử dụng thuốc Tây lẫn thảo dược Đông Y, đang được ứng dụng rộng rãi trong kiểm soát bệnh tiểu đường.

Đông – Tây y kết hợp trong kiểm soát tiểu đường (Ảnh minh họa)

Đông – Tây y kết hợp trong kiểm soát tiểu đường (Ảnh minh họa)

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng Tây y và những hạn chế

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tiểu đường thường có, tuy không trầm trọng nhưng vẫn khiến nhiều người lo lắng. Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc tiểu đường:

– Hạ đường huyết quá mức: Tác dụng chính của thuốc tiểu đường là làm giảm đường huyết, nhưng cũng có thể gây hạ đường huyết dưới mức bình thường, nếu nặng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.

– Ảnh hưởng chức năng gan, thận: Một số loại thuốc như nhóm sulphonylurea hoặc TZD có tác dụng tích trữ mỡ – tác dụng này lại nhờ vào hoạt động của gan, vì vậy nên đối với trường hợp bệnh nhân suy gan nên cân nhắc. Các thuốc như metformin, sulphonylurea, hoặc nhóm ứng chế DPP-IV. Cần đánh giá chức năng gan thận trước khi dùng

– Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng hoặc tiêu chảy là tác dụng phụ khá phổ biến mà nhiều người có thể gặp phải khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường. Để có thể hạn chế tác dụng không mong muốn này, bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc kê đơn với liều lượng thấp hơn hoặc khuyến cáo người bệnh sử dụng thuốc sau ăn.

– Dị ứng thuốc: Với các biểu hiện nổi ban mẩn ngứa ngoài da, phù mắt và mặt. Khi ngừng thuốc thì các dấu hiệu dị ứng sẽ giảm và hết.

– Gây giữ nước và tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim: Một số loại thuốc tiểu đường như rosiglitazone và pioglitazone có tác dụng phụ giữ nước nên không sử dụng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

– Không ổn định: Ưu điểm của thuốc Tây là giúp hạ đường huyết nhanh chóng nhưng không ổn định lâu dài.

Kết hợp Đông-Tây y trong kiểm soát bệnh tiểu đường: Vẹn cả đôi đường

Nhằm tăng cường hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, các thầy thuốc đã hướng tới phương pháp Đông-Tây y kết hợp, nghĩa là sử dụng thuốc Tây kèm với thảo dược Đông Y. Nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc ứng dụng tác dụng bền vững của các dược liệu Đông y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây y là phương pháp hiệu quả và an toàn giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

Kết hợp Đông – Tây y trong kiểm soát bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)

Kết hợp Đông – Tây y trong kiểm soát bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)

Hiện nay, thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường và các triệu chứng kèm theo khá phong phú như Dây thìa canh, mạch môn, chè đắng, hoàng kỳ, giảo cổ lam, ngũ vị tử, nghệ… Nhiều tài liệu y khoa đã phân tích tác dụng của những thành phần dược liệu này cho thấy:

- Dây thìa canh: tác dụng hạ đường huyết, phục hồi tế bào beta đảo tụy, hạ cholesterol.

- Giảo cổ lam: giúp tế bào hoạt động hiệu quả hơn, giảm cholesterol trong máu, tăng cường miễn dịch, chống viêm, bảo vệ gan chống tổn thương gan, hạ men gan.

- Chè đắng: hạ đường huyết, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, chống oxy hóa, và tăng cường lưu thông máu.

- Mạch môn: phục hồi đảo tụy, giảm đường huyết.

- Ngũ vị tử: cải thiện độ nhạy cảm với hoạt chất kiểm soát đường và bổ dưỡng cho cơ thể.

- Hoàng kỳ: tăng đề kháng hoạt chất kiểm soát đường, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận do tiểu đường, cải thiện chức năng thận.

- Nghệ: tăng nhạy cảm của mô đích đối với hoạt chất kiểm soát đường, phòng ngừa những tổn thương do độc chất gây ra trên gan.

Do vậy, sự kết hợp của những dược liệu này tạo thành công thức toàn diện cho người bệnh tiểu đường để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng, đồng thời cải thiện các chỉ số mỡ máu và tăng cường chức năng gan thận.

Việc kết hợp phương pháp Đông-Tây y trong điều trị bệnh tiểu đường là có cơ sở khoa học, nhưng các thầy thuốc vẫn khuyến cáo người bệnh nên tìm hiểu kỹ và sử dụng những loại thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng và phải theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân.

Giải pháp Đông – Tây y kết hợp trong kiểm soát bệnh tiểu đường - 3

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN