5 món cháo cho dạ dày khỏe: người đau dạ dày (bao tử) nên ăn hàng ngày
Để dạ dày luôn khỏe mạnh, chú ý đến thói quen ăn uống là một điều không thể xem nhẹ. Trong đó, cháo thanh đạm, dễ tiêu hóa, ít gây kích thích và không tạo gánh nặng cho dạ dày, là sự lựa chọn tốt cho người đau dạ dày (bao tử).
1. Cháo bí đỏ, đậu xanh
Nguyên liệu:
Bí đỏ: 200g
Đậu xanh: 50g
Đậu phộng: 50g
Gạo nếp: 100g
Đường, gia vị
Cách làm:
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng nhỏ
- Đậu phộng giã nát nhuyễn, thêm ít nước, vớt bỏ vỏ. Cho bí đỏ và đậu phộng vào nồi, ninh nhừ.
- Gạo nếp, đậu xanh (bỏ vỏ càng tốt) tán thành bột mịn, hòa với 200ml nước, khuấy cho tan đều.
- Khi bí đã chín nhừ, cho hỗn hợp gạo nếp đậu xanh vào, khuấy đều cho đến khi cháo sôi kỹ lại là được. Thêm đường, gia vị vừa ăn.
2. Cháo nấm hương
Nguyên liệu:
Hạt kê: 50g
Nấm hương: 50g
Gia vị các loại
Cách làm:
- Nấm hương ngâm rửa sạch, cắt mỏng
- Nấu hạt kê thành cháo, chắt lấy nước cháo, cho thêm nấm hương vào nấu tiếp, nêm gia vị vừa ăn
- Ngày ăn 3 lần, ăn nóng vào lúc đói bụng.
3. Cháo dạ dày, lá lách heo
Nguyên liệu:
Dạ dày và lá lách heo: mỗi thứ 1 cái nhỏ
Gạo tẻ: 100g
Gia vị các loại
Cách làm:
- Rửa sạch dạ dày và lá lách heo, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị
- Nấu cháo với gạo tẻ. Khi gạo mềm thì cho hỗn hợp dạ dày lá lách vào, nấu chín. Nêm nếm vừa miệng.
- Dùng ăn vào lúc đói bụng.
4. Cháo nếp, long nhãn
Nguyên liệu:
Nếp than: 50g
Nếp hạt tròn: 50g
Long nhãn nhục: 50g
Đường phèn lượng vừa đủ dùng
Cách làm:
- Vo sạch nếp hạt tròn, nếp than rồi để ráo nước
- Cho 2 lít nước vào nồi, nấu sôi, đổ 2 thứ nếp vào, nấu sôi trở lại, khuấy nhẹ, vặn lửa nhỏ nấu khoảng 50 phút, sau đó cho đường phèn vào nấu tiếp.
- Rửa long nhãn nhục, cho vào nồi cháo nấu khoảng 1-2 phút là được.
5. Cháo tôm
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 100g
Tôm đất hoặc tôm thẻ: 100g
Nước dùng heo: 2 lít
Hành lá: một ít
Gia vị các loại
Cách làm:
- Gạo vo sạch, để ráo nước
- Tôm bóc vỏ bỏ, rửa sạch, bóp nhẹ, sau đó để ráo nước
- Cho nước dùng heo vào nồi, nấu sôi, cho gạo vào nấu tiếp cho đến khi sôi trở lại, khuấy nhẹ, sau đó vặn nhỏ lửa nấu khoảng 30 phút, nêm chút muối vào.
- Cho tôm vào chén, đổ cháo đang sôi vào, nêm gia vị vừa ăn, rắc hành lá, tiêu bột lên là dùng được
Ngoài việc dùng các món cháo tốt cho bệnh dạ dày, muốn dạ dày khỏe mạnh, hạn chế tái phát, người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược giúp hỗ trợ làm lành vết loét hang vị, dạ dày bởi vì:
1. Hang vị là nơi lưu trữ thức ăn lâu nhất của dạ dày nên chịu sự tấn công nhiều nhất của đồ cay nóng, thuốc, chất kích thích... Đó là lý khu vực này là vùng dễ tổn thương (trợt, loét, xung huyết), khó chữa nhất, dễ tái phát nhất của dạ dày (bao tử).
2. Chỉ giảm đau tức, nóng rát, khó tiêu là chưa đủ vì:
Người bệnh thường sử dụng thuốc Tây (kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, antacid...) để giảm ngay các yêu tố tấn công, tác động vào “phần ngọn” nên giảm ngay các triệu chứng đau tức, nóng rát, khó tiêu.
Tuy nhiên, sau 1 thời gian, bệnh dễ tái phát lại. Đó là do vết trợt, loét, xung huyết chưa được làm lành.
Vì thế, người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược giúp hỗ trợ làm lành vết loét.
Cây Yên bạch – Bí quyết giúp hỗ trợ làm lành vết trợt, loét, xung huyết của người Mông (Tây Bắc)
Yên bạch vốn là loài cây mọc hoang tại khu vực Tây Bắc. Theo các bản thảo cổ còn sót lại của người dân tộc Mông có ghi: mỗi khi đi rừng, nếu vô tình bị đứt tay, chân...dù vết thương sâu đến mấy cũng chỉ cần vò nát nắm lá cây này, sau đó đắp lại, máu sẽ cầm ngay và vài ngày sau vết thương sẽ liền lại nhanh chóng. Thời điểm chiến tranh, họ cũng chỉ cho bộ đội Việt Nam cách đắp lá này cầm máu, liền vết thương. Loài cây này đã cứu rất nhiều bộ đội Việt Nam đến mức được gọi với tên “cây cộng sản” – vị thuốc quý mà những chiến sỹ luôn mang theo bên mình.
Hiện nay, cây Yên bạch (Cây cộng sản) đã được đưa vào sản phẩm Vương Dạ Khang giúp hỗ trợ người bệnh dạ dày, hang vị liền các vết trợt, loét, xung huyết. Ngoài ra trong Vương Dạ Khang còn bổ sung thêm:
+ Dạ cẩm – Giúp hỗ trợ giảm đau tức, nóng rát: theo kinh nghiệm dân gian sử dụng Dạ cẩm để giảm đau dạ dày (bao tử). Nghiên cứu của chi hội Dược Lạng Sơn và bệnh viện Lạng Sơn năm 1962 đã chứng minh tác dụng này. (Trích “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – GS. Đỗ Tất Lợi, trang 483)
+ Khổ sâm – Giúp hỗ trợ giảm đầy bụng, khó tiêu: kinh nghiệm dân gian chỉ ra rằng, Khổ sâm là dược liệu giúp hỗ trợ giảm chứng khó tiêu, đầy bụng ở người đau dạ dày (bao tử).
=> Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Dạ Khang với sự kết hợp của 3 thảo dược chính Dạ cẩm - Khổ sâm – Yên bạch và 1 số thảo dược khác giúp hỗ trợ giảm đau tức, nóng rát, khó tiêu và hỗ trợ làm lành vết loét dành cho người viêm trợt, loét, xung huyết hang vị dạ dày sau 3 tháng sử dụng.
>>> Để tìm mua Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Dạ Khang, độc giả vui lòng xem TẠI ĐÂY
>>> Bạn bị đau dạ dày (bao tử), viêm trợt, loét, xung huyết hang vị, dạ dày hay tái phát, hãy gọi đến Tổng đài tư vấn 1800 6933 (miễn cước gọi) hoặc nhắn tin qua Zalo bằng cách kết nối với số: 0985 836 240 để được tư vấn chi tiết.
>>> Hãy DÀNH 1 PHÚT tham gia trắc nghiệm để biết tình trạng đau dạ dày (bao tử), viêm hang vị dạ dày của bạn ở mức nào?