Vượt Ấn Độ, quốc gia ĐNA trở thành nơi bị Covid-19 gây hại nặng nhất châu Á

Quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận thêm một kỷ lục khác về số ca Covid-19 mới, trong bối cảnh chính phủ thừa nhận đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng "dài hạn". 

Video: Tình hình Covid-19 ở Indonesia. Nguồn: News.com.au

Theo News.com.au, số ca Covid-19 trong ngày của Indonesia, nơi được coi là "ổ dịch tồi tệ nhất ở châu Á" thời điểm này, vẫn ở mức trên 40.000 ca trong 2 ngày liên tiếp, dù lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng ở các đảo Java và Bali. 

Ngày 13/7, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận gần 48.000 ca nhiễm mới - mức kỷ lục thứ 6 trong 10 ngày qua, cao hơn 7 lần so với cách đây một tháng - và 864 người chết vì Covid-19. Tổng số ca Covid-19 của Indonesia tới nay là hơn 2,6 triệu ca, trong đó hơn 68.000 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tỷ lệ dương tính - tỷ lệ % trường hợp dương tính trên số người xét nghiệm - là hơn 30% (mức cao) ở một số khu vực.

Hiện, Indonesia có hơn 380.000 ca Covid-19 chưa được chữa khỏi, hầu hết tập trung ở đảo Java, nơi tập trung đông dân cư, theo News.com.au. 

Số ca nhiễm ở thủ đô Jakarta cũng ghi nhận ở mức kỷ lục, dù thành phố này đã áp dụng phong tỏa từ ngày 3/7. 

Số người tử vong vì Covid-19 ở Indonesia từ đầu dịch tới nay là hơn 68.000 người. Ảnh: Sky News

Số người tử vong vì Covid-19 ở Indonesia từ đầu dịch tới nay là hơn 68.000 người. Ảnh: Sky News

Hệ thống y tế của Indonesia đang bị quá tải hơn bao giờ hết. Ít nhất 9 tỉnh thành ghi nhận công suất giường bệnh trên 80%, bao gồm cả Jakarta và Tây Java. 

Hầu như "mỗi tuần", Indonesia đều ghi nhận các ca tử vong vì Covid-19 là bác sĩ. Theo trang Nikkei Asia, số người tử vong vì Covid-19 bình quân trên đầu người ở Indonesia đã vượt cả Ấn Độ. 

Theo trang ABC, các sinh viên tốt nghiệp ngành y và bác sĩ thực tập đều được huy động để tăng cường lực lượng cho tuyến đầu chống dịch. 

"Indonesia giờ có rất nhiều ca nhiễm Covid-19", Debryna Dewi Lumanauw, một bác sĩ ở Jakarta, cho biết. Nữ bác sĩ nhấn mạnh, tình hình tại quốc gia Đông Nam Á đang rất nghiêm trọng.

"Không ít đồng nghiệp và bạn bè của tôi đã ngã xuống hoặc đang bị nhiễm bệnh. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Khi phải làm việc quá sức, chúng tôi và người thân sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn", nữ bác sĩ chia sẻ. 

Các bác sĩ ở Indonesia đã kiệt sức vì số ca bệnh không ngừng tăng lên. Ảnh: Getty

Các bác sĩ ở Indonesia đã kiệt sức vì số ca bệnh không ngừng tăng lên. Ảnh: Getty

Bệnh viện chật kín bệnh nhân ở Indonesia. Ảnh: Sky News

Bệnh viện chật kín bệnh nhân ở Indonesia. Ảnh: Sky News

Hàng trăm nhân viên y tế Indonesia vẫn bị nhiễm Covid-19 dù đã được tiêm chủng đầy đủ. Một số bệnh viện không còn đủ giường bệnh nên tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới, trong khi số khác phải dựng các lều tạm cho bệnh nhân mới. 

"Chúng tôi đã phải từ chối bệnh nhân mới vì không thể làm gì hơn khi bệnh viện không còn giường bệnh", bác sĩ Erlina Burhan, người đứng đầu nhóm phòng chống Covid-19 tại Bệnh viện phổi quốc gia Persahabatan, ở thủ đô Jakarta, nói. 

"Nếu không còn giường bệnh, ngay cả khi bệnh nhân mới ở trong tình trạng rất tồi tệ và cần vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU, chúng tôi vẫn phải nói lời xin lỗi", bác sĩ Burhan nói thêm. 

Oxy y tế đã trở nên khan hiếm. Việc thiếu hụt oxy y tế được cho là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới cái chết của 33 bệnh nhân Covid-19 hồi đầu tháng 7. Bộ trưởng Y tế Indonesia, Budi Gunadi Sadikin, cho biết, nhu cầu về oxy y tế đã vượt quá khả năng sản xuất. 

Trong một bài phỏng vấn với Sky News, giáo sư Wiku Adisasmito, phát ngôn viên của lực lượng phòng chống Covid-19 Indonesia, cho rằng, nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng mạnh ở Indonesia là do biến chủng Delta và việc dòng người di chuyển lớn trong dịp lễ Eid al-Fitr - đánh dấu sự kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo. 

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia châu Á tiến tới miễn dịch cộng đồng, đã tiêm vắc xin cho một nửa dân số

Quốc gia này từng chỉ mất 5 ngày để tiêm được 100 triệu mũi vắc xin Covid-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Sky News, News.com.au ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN