Vạn Lý Trường Thành dài hơn 21.000km của Trung Quốc không ngăn được kẻ thù?

Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình đồ sộ nhất ở Trung Quốc, được xây dựng với mục đích bảo vệ Trung Hoa khỏi mối đe dọa từ các bộ lạc du mục phương Bắc.

Vạn Lý Trường Thành dài 21.000km của Trung Quốc không phải là công trình không thể xuyên phá.

Vạn Lý Trường Thành dài 21.000km của Trung Quốc không phải là công trình không thể xuyên phá.

Vạn lý Trường Thành được xây dựng trong suốt 2.000 năm ở biên giới phía bắc của Trung Quốc thời phong kiến, với nhiều lớp tường thành song song với nhau.

Tổng chiều dài của Vạn lý Trường Thành là hơn 21.000km, dài hơn một nửa chu vi Trái đất, với chiều cao trung bình 7,8 mét.

Nhưng liệu công trình đồ sộ và hết sức tốn kém này có bảo vệ Trung Quốc khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài?

Theo Live Science, người Trung Quốc xây Vạn Lý Trường Thành như một kiệt tác về công trình phòng thủ, giúp lực lượng ở biên ải ngăn chặn các đợt tấn công của các đội quân du mục. 

Nhưng Vạn Lý Trường Thành không phải bất khả xâm phạm, bằng chứng là các triều đại Trung Hoa đã dày công gia cố tường thành, nhưng cuối cùng vẫn dẫn đến kết cục bi thảm.

Tuy nhiên, Vạn Lý Trường Thành cũng thể hiện sự giàu có, chuyên môn kiến trúc và sức mạnh kỹ thuật của Trung Quốc trong lịch sử. 

Người Trung Quốc bắt đầu xây dựng Vạn Lý Trường Thành khoảng 700 năm trước Công nguyên. Nhưng phải đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa năm 221 TCN, Vạn Lý Trường Thành mới được xây dựng một cách quy mô.

Tần Thủy Hoàng chỉ đạo việc xây dựng tường thành kết nối các pháo đài có từ trước, nhằm bảo vệ đế chế trước mối đe dọa từ các bộ lạc du mục.

Các hoàng đế Trung Hoa sau này tiếp tục mở rộng và củng cố Vạn Lý Trường Thành, xây thêm các tháp đèn hiệu, dùng để truyền thông điệp về các cuộc đột kích của đối phương.

Đến giai đoạn những năm 1300, Vạn Lý Trường Thành bắt đầu trông giống như những gì còn lại của ngày nay.

Công trình đồ sộ này giúp các triều đại Trung Quốc có thêm thời gian chuẩn bị trước đợt tấn công của đối phương. Nó cũng được dùng để đánh lừa và dồn quân địch vào đường cùng, theo nội dung trong cuốn sách "Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc từ lịch sử đến thần thoại" (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1990).

Năm 1428, một vị tướng Trung Quốc đã dồn được quân Mông Cổ về phía bức tường, khiến kẻ địch không có đường thoát và bị đánh bại.

Nhưng Vạn Lý Trường Thành không đem lại an toàn tuyệt đối. Trong một số trường hợp, những kẻ xâm lược chỉ cần đi vòng là có thể vượt qua tường thành.

Một trong những thất bại rõ ràng nhất của bức tường đã dẫn đến sự kết thúc của cả một triều đại Trung Hoa.

“Nó không hề giúp bảo vệ triều đại nhà Minh trước mối đe dọa lớn nhất từ người Mãn ở phía đông bắc”, Julia Lovell, giáo sư lịch sử và văn học Trung Quốc hiện đại, đến từ Đại học Birkbeck ở Anh, nói.

Người Mãn tiến vào Trung Nguyên, lập ra triều đại nhà Thanh vào năm 1644 và kéo dài cho đến năm 1912.

Đến thế kỷ 19, nhiều người Trung Quốc coi Vạn Lý Trường Thành là “công trình điên rồ và cực kỳ tốn kém”, Lovell nói.

Louise Edwards, giáo sư danh dự về lịch sử Trung Quốc tại Đại học New South Wales ở Úc, nói: “Nhiều người coi Vạn Lý Trường Thành là biểu tượng của sự áp bức, vì vô số dân thường đã bỏ mạng khi xây dựng công trình này thời phong kiến”.

Kể từ sau năm 1912, Vạn Lý Trường Thành trở thành công trình biểu tượng, một địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài Trung Quốc.

Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình quy mô lớn nhất thế giới, được xây dựng bởi người Trung Quốc. Nó là một ví dụ về những gì có thể đạt được thông qua sự đoàn kết. “Ý nghĩa hiện tại của bức tường nằm ở giá trị biểu tượng này”, giáo sư Edwards nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí mật rợn người ở lăng mộ hoàng đế Trung Hoa ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành

Minh Thành Tổ Chu Đệ được biết đến trong lịch sử Trung Hoa là hoàng đế đã ra lệnh dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Live Science ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN