Vai trò của công nghệ hạt nhân trong chuyển đổi năng lượng

Khoảng 50 nhà lãnh đạo, người đứng đầu các chính phủ châu Âu có tư tưởng cởi mở nhất trên lĩnh vực năng lượng hạt nhân đã tập trung tại Thủ đô Brussels của Bỉ hôm 21/3 (giờ địa phương) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về năng lượng hạt nhân do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tổ chức. Tham vọng chính trị của các quốc gia châu Âu là phát triển năng lượng hạt nhân để đạt được các mục tiêu về khí hậu, nhưng lĩnh vực này đang phải đối mặt với việc thiếu đầu tư, chi phí lớn và sự chậm trễ triển khai các dự án.

Đây là lần đầu tiên một cuộc họp cấp cao về năng lượng hạt nhân được tổ chức kể từ những năm 1950 và là sự khởi đầu của việc khai thác thương mại đối với năng lượng hạt nhân vì đây là một trong những giải pháp giúp giảm phát thải carbon trong bối cảnh gia tăng biến đổi khí hậu hiện nay. Phát biểu mở đầu sự kiện, Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhấn mạnh về sự cần thiết phải xây dựng một Liên minh năng lượng thực sự.

Theo ông, năng lượng hạt nhân có thể đóng một vai trò nào đó, cũng nhờ vào đổi mới công nghệ chẳng hạn như trên các lò phản ứng module nhỏ có thể thay đổi cuộc chơi trong tương lai. Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol khẳng định, nếu không có sự hỗ trợ của năng lượng hạt nhân thì không có cơ hội đạt được các mục tiêu về khí hậu đúng thời hạn. Theo ông, năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quan trọng về mặt điện năng, đặc biệt là năng lượng mặt trời, được hỗ trợ bởi năng lượng gió và thủy điện. Tuy nhiên, các quốc gia vẫn cần năng lượng hạt nhân, đặc biệt là ở những quốc gia không có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo.

Hội nghị thu hút sự tham dự của các nhà lãnh đạo có tư tưởng cởi mở nhất trên lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Ảnh: Reuters

Hội nghị thu hút sự tham dự của các nhà lãnh đạo có tư tưởng cởi mở nhất trên lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Ảnh: Reuters

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng cho rằng, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau trong các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) về năng lượng hạt nhân, nhưng bà tin rằng, công nghệ hạt nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh. Bà tuyên bố, các dự báo của EC cho thấy rằng, phần lớn những nguồn năng lượng tái tạo được bổ sung bằng năng lượng hạt nhân và đây sẽ là xương sống trong hoạt động sản xuất điện của EU vào năm 2050.

Người đứng đầu EC cho biết: “Mở rộng hoạt động an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ngày nay là một trong những cách rẻ nhất để đảm bảo năng lượng sạch trên quy mô lớn. Nó có thể giúp mở đường một cách hiệu quả về mặt chi phí để đạt tới mức 0. Đó là lý do tại sao nên xem xét việc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân hiện tại với điều kiện chúng hoạt động an toàn”.

Đã có những quan ngại về an toàn đối với việc sử dụng năng lượng hạt nhân ở châu Âu, đặc biệt sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, khiến Đức phải đóng cửa ngay lập tức 6 nhà máy điện hạt nhân và dần dần ngừng hoạt động các lò phản ứng còn lại. Tuy nhiên, nhu cầu tìm giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga sau cuộc xung đột quân sự với Ukraine vào tháng 2/2022 và cam kết của EU nhằm giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 đã làm sống lại mối quan tâm đến loại năng lượng này. Mặc dù trên thế giới đã có 400 lò phản ứng sản xuất 370 gigawatt điện nhưng công suất này cần được tăng gấp đôi để đáp ứng những thách thức về môi trường. Điều này thúc đẩy các quốc gia đưa ra các cam kết cụ thể về việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và nhanh chóng triển khai các lò phản ứng tiên tiến. Châu Âu cũng cần cải thiện năng lực của mình bằng cách khuyến khích các nhà khoa học phát triển và nghiên cứu để bắt kịp phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, ngân sách của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom), cơ quan nghiên cứu chủ chốt của EU, đã bị cắt giảm 20% trong giai đoạn 2021-2025.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chung của EU Bernard Magenhann châu Âu đang mất đi các kỹ năng do tình trạng già hóa dân số trong lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực hạt nhân và cần đảm bảo thay thế các ky năng trong tương lai gần. Vị chuyên gia nhấn mạnh, hiện nay châu Âu cần phải đào tạo những nhân tài mới, để tránh tình trạng khó khăn về thiếu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nay.

Hồi tháng 2 vừa qua, EU đã công bố các mục tiêu khí hậu cho năm 2040 và lộ trình chuyển đổi năng lượng trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, EU đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó mục tiêu trong giai đoạn chuyển tiếp diễn ra đến năm 2030 là cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính so với mức của năm 1990. Trong giai đoạn tiếp theo, EC đặt mục tiêu đến năm 2040 giảm 90% mức phát thải ròng carbon, tức là tốc độ giảm tương đương giai đoạn 2020 - 2030. Theo thống kê của Cơ quan Môi trường châu Âu, trong ba thập niên từ năm 1990 đến 2021, 27 quốc gia thành viên EU đã cắt giảm được 30% lượng khí thải.

Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của EU Wopke Hoekstra nhấn mạnh, với mục tiêu trên, EU muốn gửi một thông điệp tới thế giới rằng khối này “tiếp tục dẫn đầu” về hành động vì khí hậu.

Ông nêu rõ: “Giải quyết khủng hoảng khí hậu là một cuộc chạy marathon chứ không phải chạy nước rút. Chúng tôi cần đảm bảo tất cả đều vượt qua vạch đích và không ai bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đối với mục tiêu lần này, EU phải tính đến sự bất bình ngày càng tăng được phản ánh qua các cuộc biểu tình của nông dân tại nhiều quốc gia hồi đầu năm nay. Sau khi giải quyết thành công quá trình chuyển đổi xanh trong giao thông, năng lượng và công nghiệp, Thỏa thuận Xanh đang vấp phải sự phản đối trong ngành nông nghiệp. Ông Wopke Hoekstra cảnh báo EU cần nỗ lực cân bằng giữa một bên là tham vọng về khí hậu với một bên là đảm bảo các doanh nghiệp trong khối có thể duy trì tính cạnh tranh, như vậy mới tạo được bước chuyển đổi năng lượng công bằng.

Mục tiêu đạt được cân bằng cũng là trọng tâm trong bức thư chung được 11 nước thành viên EU, trong đó có Pháp, Đức, Tây Ban Nha, gửi tới EC. Theo đó, các nước hối thúc EC đặt ra “mục tiêu khí hậu EU tham vọng” trong năm 2040, nhưng cũng kêu gọi một “sự chuyển đổi công bằng và chính đáng”, để “không để ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất”. Theo quy định, EC sẽ phải đệ trình các mục tiêu khí hậu sau năm 2030 trong vòng 6 tháng kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra vào tháng 12/2023.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/3 nói Nga luôn sẵn sàng sử dụng bất cứ vũ khí nào "từ phương diện kỹ thuật quân sự", và nếu Mỹ triển khai quân đến Ukraine, Nga sẽ coi đó là sự can thiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khổng Hà (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN