Phát hiện sinh vật sống ở khu thảm họa hạt nhân Chernobyl miễn nhiễm với phóng xạ

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Một sinh vật sống ở khu thảm họa hạt nhân Chernobyl được xác định miễn nhiễm với phóng xạ. Điều này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu lý do một số người bị ung thư còn những người khác lại không.

Loài giun siêu nhỏ mà nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New York (Mỹ) thu thập ở vùng thảm họa Chernobyl.

Loài giun siêu nhỏ mà nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New York (Mỹ) thu thập ở vùng thảm họa Chernobyl.

Thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới. Nhà máy và khu vực lân cận bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng. Trong hàng thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tác động của phóng xạ đối với thực vật và động vật sinh sống trong phạm vi 32km quanh nhà máy Chernobyl.

"Chernobyl là một thảm họa rò rỉ phóng xạ tồi tệ nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về tác động của nó đối với môi trường sống", Sophia Tintori, nhà nghiên cứu đến từ Đại học New York, nói với tờ New York Post.

“Có phải sự thay đổi môi trường đột ngột đã chọn ra những loài, hoặc thậm chí các cá thể trong một loài, có khả năng chống lại phóng xạ một cách tự nhiên?".

Tintori và nhóm các nhà nghiên cứu Đại học New York đã tìm hiểu về tác động của phóng xạ đối với những con giun siêu nhỏ sống trong khu vực thảm họa. Nhóm nghiên cứu nhận thấy loài giun này "có sức đề kháng đặc biệt".

Không giống các loài động vật khác đã được nghiên cứu, giun có bộ gen đơn giản và có tuổi thọ ngắn, cho phép các nhà khoa học đánh giá nhiều thế hệ của chúng trong một khoảng thời gian ngắn.

"Loài giun này sống ở khắp nơi, chu kỳ ngắn nên trải qua hàng chục thế hệ một cách nhanh chóng", tác giả nghiên cứu Matthew Rockman nói.

Thảm họa xảy ra ở nhà máy Chernobyl là thảm họa phóng xạ tồi tệ nhất thế giới.

Thảm họa xảy ra ở nhà máy Chernobyl là thảm họa phóng xạ tồi tệ nhất thế giới.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích yếu tố di truyền và sự tiến hóa của 15 con giun tròn (Oscheius tipulae) được thu thập từ vùng thảm họa Chernobyl và so sánh chúng với những loài tương tự sống ở các nơi khác, bao gồm Mỹ.

Kết quả cho thấy không một con giun nào có dấu hiệu tổn thương ADN do môi trường phóng xạ cao. Nhóm nghiên cứu cũng xác định các thế hệ sau của những con giun này không có tổn thương ADN dù sống ở các khu vực có mức độ phóng xạ khác nhau.

"Điều đó có nghĩa là loài giun này có khả năng chống chịu phóng xạ tốt, sống được ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt”, Tintori nói.

Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu được thu thập để tìm hiểu rõ hơn về cách con người có thể sửa chữa ADN và hiểu tại sao "một số người có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khác", Tintori nói thêm.

Một nhược điểm của nghiên cứu là các nhà khoa học không thể biết những con giun ở trong khu vực Chernobyl đã phơi nhiễm với phóng xạ trong bao lâu.

Nguồn: [Link nguồn]

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng những con sói ở khu vực cách ly Chernobyl (CEZ) bị ô nhiễm phóng xạ đã phát triển khả năng chống lại bệnh ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - New York Post ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN