Vaccine Covid-19 Nga: Cảnh báo với hơn 50% bác sĩ từ chối dùng

Bất chấp những tuyên bố chính thức rằng "Sputnik V" - vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới là an toàn, 52% bác sĩ Nga tham gia khảo sát trực tuyến cho biết họ chưa sẵn sàng sử dụng loại vaccine mới này.

Hãng RT hôm 14/8 đưa tin, trong số hơn 3.000 bác sĩ tham gia khảo sát trực tuyến, 24,5% nói đồng ý tiêm vaccine Covid-19 "Sputnik V", 52% không đồng ý và 23,5% là ý kiến trung lập.

Ngoài ra, 48% số người được hỏi bày tỏ lo lắng về việc vaccine được tạo ra trong thời gian ngắn, 20% nói sẽ giới thiệu vaccine Sputnik V cho bệnh nhân, đồng nghiệp và người thân. Và khi được hỏi về độ hiệu quả, 66% bác sĩ được hỏi cho rằng không có đủ dữ liệu về hiệu quả của vaccine Covid-19 mới.

Theo RT, khảo sát được thực hiện thông qua một ứng dụng dành cho ngành y tế Nga có tên gọi "Doctor's Guide" (tạm dịch Hướng dẫn của bác sĩ). Ứng dụng điện thoại này cung cấp đề xuất các loại sách tham khảo, tin tức y tế và các nguồn thông tin hữu ích khác cho y bác sĩ. Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và theo người sáng lập ra nó, có hơn 40 vạn bác sĩ đã cài đặt ứng dụng này.

Hơn một nửa số bác sĩ tham gia khảo sát không đồng ý tiêm vaccine Covid-19 "Sputnik V". Ảnh: RDIF

Hơn một nửa số bác sĩ tham gia khảo sát không đồng ý tiêm vaccine Covid-19 "Sputnik V". Ảnh: RDIF

Việc hơn một nửa số bác sĩ Nga tham gia khảo sát trực tuyến không đồng ý tiêm vaccine Sputnik V khiến người đứng đầu nhóm phát triển vaccine chỉ trích gay gắt quyết định này.

Alexander Gintsburg, viện trưởng Viện nghiên cứu Gamaleya - nơi phát triển vaccine Sputnik V, chia sẻ với hãng thông tấn TASS rằng các bác sĩ từ chối dùng vaccine Covid-19 phải hiểu rõ hậu quả.

Theo ông Gintsburg, nếu từ chối tiêm vaccine Sputnik V, cách duy nhất để y bác sĩ có kháng thể là "họ phải bị nhiễm Covid-19 ở thể nặng vì ở thể nhẹ không giúp sản sinh kháng thể bảo vệ lâu dài".

"Việc nhiễm phải một dạng covid-19 ở thể nặng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng trong suốt quãng đời còn lại của họ, thậm chí là tử vong. Vì vậy, họ nên biết phải chọn lựa thế nào trước 2 phương án: từ chối tiêm vaccine và chấp nhận hậu quả như đã nói ở trên hoặc tình nguyện sử dụng vaccine", người đứng đầu Viện Gamaleya nói.

Vaccine Sputnik V được giới chức Nga tuyên bố là an toàn, trong khi các chuyên gia y tế phương Tây cho rằng nó được phát triển vội vàng, tính hiệu quả chưa được kiểm chứng. Ảnh: RDIF

Vaccine Sputnik V được giới chức Nga tuyên bố là an toàn, trong khi các chuyên gia y tế phương Tây cho rằng nó được phát triển vội vàng, tính hiệu quả chưa được kiểm chứng. Ảnh: RDIF

Ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga đã đăng ký vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, có tên gọi Sputnik V. Sau khi được sản xuất đại trà (dự kiến vào tháng 1/2021), vaccine này sẽ được ưu tiên cho y bác sĩ và giáo viên, trên tinh thần tham gia tự nguyện.

Việc Nga "ra mắt" vaccine Covid-19 trong thời gian ngắn nhận nhiều chỉ trích từ các nước phương Tây và chuyên gia y tế - những người tin rằng sản phẩm này quá vội vàng và chưa chứng minh được hiệu quả. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko đã gọi những chỉ trích này là "vô căn cứ".

Vaccine Sputnik V được phát triển bởi Viện nghiên cứu Gamaleya, đơn vị hợp tác cùng Bộ Quốc phòng Nga trong việc thẩm định tính an toàn và hiệu quả của vaccine.

Theo người đứng đầu Viện nghiên cứu Gamaleya, Sputnik V đã trải qua toàn bộ quá trình cần thiết để chứng tỏ độ an toàn và hiệu quả. Mọi thông tin về vaccine này sẽ sớm được công bố.

Nguồn: [Link nguồn]

Lô vaccine Covid-19 đầu tiên thế giới sắp xuất xưởng: Những ai được tiêm trước hết?

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko hôm nay tiết lộ về thời điểm và nhóm người được sử dụng lô vaccine Covid-19 "Sputnik...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RT ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN