Trung Quốc chế "máy bay dưới nước", lao xuống sâu 1.000 mét chỉ mất hơn 5 phút

Các kỹ sư Trung Quốc cho biết họ đang phát triển một thiết kế triệt để cho tàu ngầm robot siêu nhanh "Rồng Biển", thứ có thể lao vun vút dưới nước như máy bay bay trên trời, theo lời của người đứng đầu dự án phát triển.

Thiết kế đặc biệt của tàu ngầm "Rồng Biển"

Thiết kế đặc biệt của tàu ngầm "Rồng Biển"

Theo SCMP, nguyên mẫu của tàu ngầm robot siêu nhanh "Rồng Biển" dài khoảng 3 mét, hình dáng giống điếu xì gà với một hệ thống hướng dẫn ở mũi tàu, bánh lái kiểu máy bay phản lực và cánh quạt ở đuôi tàu. 

Các nhà phát triển cho biết nguyên mẫu tàu ngầm mới có vận tốc 10 hải lý/giờ và có thể lặn sâu 1.000 mét hoặc nổi lên từ độ sâu đó chỉ trong 5,5 phút.

Giáo sư Liu Kaizhou, nhà khoa học dẫn đầu dự án thuộc viện Tự động hóa Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, cho biết thiết kế kiểu dáng của tàu ngầm "Rồng Biển' mang lại cho nó nhiều lợi thế lớn. 

Nếu một tàu ngầm truyền thống giống như một khinh khí cầu thì tàu ngầm mới lại giống một chiếc máy bay. "Về mặt kỹ thuật, có thể gọi tàu ngầm mới là một chiếc máy bay dưới nước", giáo sư Kaizhou nói.

Nguyên mẫu tàu ngầm mới đang được Trung Quốc thử nghiệm

Nguyên mẫu tàu ngầm mới đang được Trung Quốc thử nghiệm

Nguyên mẫu tàu ngầm mới có 20 phần chính gồm một máy tính, trang thiết bị liên lạc và giám sát. Những thứ này đều được phát triển và thử nghiệm bởi nhóm nghiên cứu nhưng để kết hợp cho chúng hoạt động trơn tru là thách thức lớn với cả nhóm, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay. Điều này đồng nghĩa việc cần có thời gian để tàu ngầm mới có thể hoạt động trong thực tế.

"Chúng tôi đặt mục tiêu thử nghiệm mẫu tàu ngầm mới trên biển trong vòng một năm", giáo sư Kaizhou nói.

Theo thiết kế, tàu ngầm mới có thể chạy bằng pin thông thường hoặc máy phát điện. 

Được tài trợ bởi bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc từ năm 2017, dự án nhằm đáp ứng tham vọng ngày càng lớn của Bắc Kinh trong việc trở thành một siêu cường thống lĩnh đại dương trên thế giới.

Nhóm nghiên cứu cho biết tàu ngầm mới có tiềm năng trở thành xương sống của các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển của Trung Quốc, thu thập thông tin tình báo hải quân, lập bản đồ đáy biển với độ chính xác cao hoặc vận chuyển khoáng sản từ đáy biển lên bờ.

Giáo sư Du Tezhuan, một nhà nghiên cứu về động lực học chất lỏng tại viện Cơ học, thuộc học viện Khoa học Trung Quốc, chia sẻ, thiết kế của tàu ngầm mới khá táo bạo nhưng nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi khó với nhóm nghiên cứu.

Mật độ nước cao hơn nhiều so với mật độ của không khí, ông Tezhuan phân tích. Điều này có nghĩa tàu ngầm mới sẽ gặp nhiều lực cản hơn và cần nguồn năng lượng đủ mạnh để vượt qua lực cản này.

"Nếu không đủ tốc độ, lực nâng sẽ yếu và để đạt được tốc độ cao, con tàu cần nguồn năng lượng lớn. "Bay" trong nước không dễ như bay trên trời", ông Tezhuan cho hay.

"Nhưng theo lý thuyết, tàu ngầm 'Rồng Biển' vẫn có thể hoạt động. Vậy tại sao chúng ta không thử?", ông Liu, người dẫn đầu việc thiết kế hệ thống lái tự động giúp đưa "Rồng Biển" tới độ sâu hơn 7.000 mét cho biết sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm nguyên mẫu tàu ngầm mới.

Lí do ít nước chịu mua vũ khí Trung Quốc

Dù rất muốn tấn công vào “chiếc bánh” khổng lồ của thị trường vũ khí nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc vấp phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN