Tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều: Bài học từ Singapore

Có rồi lại không, rồi lại có lại không. Singapore chỉ có 2 tuần để chuẩn bị cho một sự kiện được cả thế giới theo dõi: cuộc gặp mặt đầu tiên giữa một đương kim tổng thống Mỹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều: Bài học từ Singapore - 1

Lần đầu làm chuyện gì cũng sẽ khó dễ dàng

Vấn đề tổ chức quan trọng nhất trước khi diễn ra thượng đỉnh ở Singapore vào ngày 12/6/2018 là an ninh, nhất là việc bảo vệ hai nhà lãnh đạo và sự an toàn cho các địa điểm mà họ sẽ gặp gỡ và nghỉ ngơi. Khi những địa điểm này đã được các đoàn tiền trạm Mỹ và Triều Tiên nhất trí, mỗi bên sẽ phải tự đánh giá mọi chi tiết liên quan.

Cần vạch ra những kế hoạch kiểm soát đám đông và sự phiền hà đối với dân chúng, như việc chặn đường, chuyển đường, hoãn chuyến bay và kiểm tra an ninh.

Không phận cần bị hạn chế để ưu tiên cho tuần tra quân sự trên không, các hành khách đi máy bay thương mại ra vào Singapore chắc chắn bị hoãn chuyến.

Tuần tra trên biển và sông cũng phải được tăng cường, đặc biệt là vùng nước quanh hòn đảo nghỉ dưỡng Sentosa bé nhỏ, nơi ông Trump và ông Kim sẽ gặp nhau.

Cần triển khai các tàu hải quân ở những vùng nước quanh địa điểm gặp gỡ, trong khi trực thăng tuần tra trên không. Các tàu tuần tra phải hộ tống tàu thuyền qua lại.

Tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều: Bài học từ Singapore - 2

Cảnh sát tuần tra bên ngoài khách sạn St.Regis, nơi ông Kim Jong-un và đoàn tùy tùng nghỉ ngơi

Bên cạnh tính khó đoán của cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo hai nước kẻ thù của nhau còn có những thách thức ngoại giao như vấn đề nhạy cảm chính trị như ai sẽ trả hóa đơn cho ông Kim và phái đoàn của ông khi họ nghỉ và sử dụng dịch vụ của một trong những khách sạn đắt đỏ nhất Singapore, và những người nộp thuế Singapore sẽ nghĩ gì về điều đó.

Tiếp theo là câu hỏi phải làm gì với vài nghìn nhà báo đổ về đây để đưa tin về sự kiện.

Những thách thức như vậy và hơn thế nữa cần được giải quyết nhanh chóng, trong khi các hội nghị thượng đỉnh khác đều phải chuẩn bị trước 6 tháng đến 1 năm, theo các nhà ngoại giao và quan chức chuyên về lễ tân.

Các nhóm ngoại giao từ cả hai nước có mặt ở Singapore vài ngày trước cuộc gặp thượng đỉnh để kiểm tra địa điểm và công tác lễ tân, để đảm bảo rằng hai nhà lãnh đạo được đối xử bình đẳng, như việc họ phải có 2 phòng riêng để từ đó bước đến gặp nhau.

Singapore cũng phải tìm kiếm những người nói tiếng Triều Tiên/Hàn Quốc trong lực lượng cảnh sát và dân phòng để giúp trao đổi, phiên dịch với đoàn tùy tùng Triều Tiên.

Lực lượng cảnh sát và an ninh không được nghỉ trong thời gian diễn ra sự kiện, trong khi lực lượng vũ trang, máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công của Singapore luôn túc trực, phòng tình huống cần thiết.

Ngoài việc triển khai khoảng 5.000 cảnh sát, dân phòng và các lực lượng khác, Singapore còn thuê các công ty vệ sĩ riêng để hỗ trợ kiểm soát ra vào, kiểm soát đám đông, điều tiết giao thông và thực hiện những biện pháp an ninh khác.

Tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều: Bài học từ Singapore - 3

Người dân chụp ảnh đoàn xe hộ tống ông Kim

Ngoài lực lượng phóng viên và quay phim đi khắp quốc đảo này, những người qua lại hiếu kỳ cũng có thể dừng chân để xem, như đội vệ sĩ mặc trang phục Tây của ông Kim chạy bộ theo đoàn xe hộ tống – một cảnh thường thấy khi nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trước công chúng.

Nhiều vùng an ninh được lập ra

Vùng đầu tiên là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh. Lối vào khách sạn Capella trên đảo Sentosa bị kiểm soát hết.

Vùng thứ hai là nơi cách khách sạn khoảng 8km, khu Tanglin, nơi 2 nhà lãnh đạo và đoàn tùy tùng của họ dừng chân. Khách sạn hạng sang Shangri-La được chọn là nơi ông Trump nghỉ lại, còn khách sạn St.Regis sang trọng không kém được chọn cho ông Kim. Hai khách sạn cách nhau khoảng 800m.

Những dấu hiệu tăng cường an ninh là đội lính gác Gurkha được trang bị nhiều vũ khí và cảnh sát xuất hiện dày đặc, nhưng không tạo không khí căng thẳng. Những nòng súng thời Thế chiến 1 được trang trí bằng hoa và cành ô-oliu.

Tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều: Bài học từ Singapore - 4

Khoảng 2.500 nhà báo được cấp phép tác nghiệp trong sự kiện

Trong khi đó, Singapore phải tìm nơi tác nghiệp cho hàng ngàn nhà báo quốc tế kéo về đây. Một trung tâm báo chí được lập nên ở tòa nhà dành cho sự kiện đua xe F1 ở ngay trung tâm Singapore, rồi chuyển hình ảnh tường thuật trực tiếp các sự kiện gặp thượng đỉnh ở Sentosa cách đó 10km về đây.

Vào thời gian thượng đỉnh diễn ra, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng ông dự đoán Singapore sẽ phải chi khoảng 14,8 triệu USD để tổ chức sự kiện. Chi phí sau đó được giảm xuống 11,8 triệu USD.

Một số người Singapore chất vấn ý tưởng trả chi phí thuê phòng tổng thống cho ông Kim trong khách sạn, ước tính 7.400 USD/đêm. Tổng chi phí để phụ vụ nhà lãnh đạo Triều Tiên và đoàn tùy tùng của ông chưa được công bố. Đoàn Mỹ tự trả chi phí của họ, giống như những sự kiện song phương khác được tổ chức ở nước thứ ba.

Dù Singapore phải bỏ chi phí nhiều như vậy, các chuyên gia về marketing nói rằng quốc gia này nhận lại ít nhất 10 lần khi được báo chí khắp thế giới quảng bá.

Lớn hơn thế, vai trò quan trọng chiến lược của Singapore trên vũ đài quốc tế được tăng lên rất nhiều, Al Jazeera dẫn lời PGS Vu Minh Khuong, công tác tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu, thuộc ĐHQG Singapore.

“Nước chủ nhà được nâng cao vị thế của mình như một lựa chọn cho các sự kiện quốc tế quan trọng, và thể hiện với thế giới rằng họ là nước đóng góp đáng kể để giúp thế giới tốt đẹp hơn”, ông Khuong nói.

Trump họp thượng đỉnh với Kim Jong-un ở khách sạn nào tại Hà Nội?

Triều Tiên và Mỹ đang cân nhắc một khách sạn ở Hà Nội làm nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh lần hai, theo báo Hàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bình Giang - Theo Al Jazeera ([Tên nguồn])
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN