Thiếu loại vũ khí này, quân đội Mỹ loay hoay không biết xoay xở ra sao

Tên lửa hành trình Tomahawk trở thành biểu tượng của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh và trong mọi cuộc chiến sau này, Mỹ đều sử dụng đến loại vũ khí chiến thuật này.

Thiếu loại vũ khí này, quân đội Mỹ loay hoay không biết xoay xở ra sao - 1

Trong mọi cuộc chiến kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đều dùng đến tên lửa Tomahawk.

Tiến sĩ Robert Farley thuộc Học viện Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson (Mỹ) nhận định, trong 3 thập kỷ qua, vũ khí mang tính biểu tượng của Mỹ luôn là tên lửa hành trình Tomahawk (TLAM).

Các tên lửa này đóng vai trò không nhỏ trong việc làm tê liệt mạng lưới phòng không từ Iraq cho đến Libya. Tên lửa Tomahawk cũng trở thành công cụ chính trị hữu hiệu của nhiều đời Tổng thống Mỹ.

Tiến sĩ Robert Farley đặt câu hỏi: Nếu không có loại vũ khí chiến thuật này, quân đội Mỹ sẽ phải xoay xở ra sao?

Kể từ thời Chiên tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã ráo riết phát triển mẫu tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, để tấn công mục tiêu ven biển của đối phương. Tên lửa hành trình phức tạp hơn nhiều so với các tên lửa chống hạm thông thường, vì để đánh trúng mục tiêu từ xa, tên lửa hành trình cần một hệ thống dẫn đường chuẩn xác.

Mãi đến năm 1983, Mỹ mới phát triển xong mẫu tên lửa hành trình mang tên Tomahawk. Loại vũ khí chiến thuật này ngay lập tức được đưa vào sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Năm đó, hải quân Mỹ phóng tổng cộng 288 tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào các mục tiêu Iraq từ tàu chiến và tàu ngầm. Nắm Tomahawk trong tay, Mỹ dễ dàng vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ của đối phương mà không lo đến tính mạng phi công hay máy bay bị bắn rơi.

Những mẫu Tomahawk đầu tiên bay xa 1.000km và vì có kích thước nhỏ gọn, nên chúng rất khó bị đánh chặn. “Ngoại giao tên lửa” từng được coi là quân bài tối thượng của Mỹ trong việc gây sức ép với các quốc gia nhỏ bé hơn.

Giữa những năm 1980, Mỹ và Nga đạt thỏa thuận tên lửa tầm trung chiến lược (INF). Hiệp ước ngăn hai nước triển khai các tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân trên đất liền.

Thiếu loại vũ khí này, quân đội Mỹ loay hoay không biết xoay xở ra sao - 2

Tên lửa hành trình Tomahawk khai hỏa từ bệ phóng MK41.

Bởi nếu đặt cách mục tiêu vài ngàn km, gần như đối phương không có cách nào để biết trước và không có thời gian đánh chặn loại vũ khí này.

Theo tiến sĩ Robert Farley, nếu không có Tomahawk, Mỹ có thể sẽ phải phát triển mẫu máy bay ném bom tàng hình A-12 Avenger. Đây là mẫu máy bay tấn công cất cánh từ tàu sân bay và hoạt đông trong mọi điều kiện thời tiết.

Chi phí nghiên cứu đắt đỏ, lên tới 57 tỉ USD là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ quyết định hủy dự án này vào năm 1991. Sự xuất hiện của A-12 giúp đội tàu sân bay Mỹ có những phương án tấn công tầm xa, trước khi các tiêm kích hạm tham chiến.

Bên cạnh đó, Mỹ có thể đơn giản là tăng gấp đôi số phi đội máy bay ném bom chiến lược B-2. Oanh tạc cơ B-2 đắt đỏ hơn nhiều so với tên lửa Tomahawk, nhưng đây vẫn là loại máy bay tối tân mà cho đến nay, chưa có quốc gia nào bắn rơi được.

Dĩ nhiên, sử dụng oanh tạc cơ A-12 Avenger hay B-2 thì vẫn có khả năng quân đội Mỹ gặp tổn thất cả về máy bay và con nguời. Các phương án trên cũng không thể tối ưu bằng tên lửa Tomahawk.

Theo tác giả Robert Farley, nếu không có phương án hữu hiệu trên không, Mỹ có thể dùng đến pháo tầm xa dẫn đường siêu chính xác. Pháo tầm xa của Mỹ có tốc độ bắn chậm hơn phiên bản của Nga, nhưng chính xác hơn nhiều khi mỗi đường đạn đều được phác họa chi tiết.

Cuối cùng, không có tên lửa Tomahawk thì Mỹ vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ trong các cuộc chiến ở Iraq, Serbia, nhưng khó khăn hơn nhiều. Đó là thách thức lớn mà quân đội Mỹ rất khó xoay xở, theo tác giả Robert Farley.

Mỹ hồi sinh siêu thiết giáp hạm đối phó Nga-Trung Quốc?

Thiết giáp hạm khổng lồ chạy bằng năng lượng hạt nhân, sở hữu trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất như pháo điện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN